EU kêu gọi Nga thu hồi lệnh đình chỉ Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen

Động thái đình chỉ Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen được cho là phản ứng của Nga trước cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các tàu chiến của mình.
EU kêu gọi Nga thu hồi lệnh đình chỉ Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen

Liên minh châu Âu đã kêu gọi Nga hủy bỏ quyết định rút khỏi thoả thuận ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian - một động thái làm suy yếu nỗ lực xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. 

Thỏa thuận Biển Đen đã giúp khởi động lại các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine, cho phép chúng được chuyển đến các thị trường thế giới, nhắm vào mức trước chiến tranh là 5 triệu tấn xuất khẩu từ Ukraine mỗi tháng. Trước khi thỏa thuận được ký kết, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết khoảng 47 triệu người đang phải chịu “nạn đói nghiêm trọng” do chiến tranh khiến các chuyến hàng của Ukraine bị đình trệ, gây ra tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và khiến giá cả tăng vọt.

thoả thuận ngũ cốc Biển Đen

Hơn 9 triệu tấn ngô, lúa mì, các sản phẩm hướng dương, lúa mạch, hạt cải dầu và đậu nành đã được xuất khẩu theo thỏa thuận ngày 22/7. Nhưng trước khi hết hạn vào ngày 19/11, Nga đã nhiều lần nói rằng có vấn đề trong khi Ukraine phàn nàn Moscow đã chặn gần 200 tàu lấy hàng ngũ cốc.

Nga nói với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vào 29/10 trong một bức thư rằng họ quyết định đình chỉ thỏa thuận "vô thời hạn”, làm gián đoạn các lô hàng thực phẩm từ Ukraine - một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới - để đáp lại cái mà họ gọi là một cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào hạm đội Nga ở gần cảng Sevastopol, Crimea.

Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết trên Twitter: “Quyết định ngừng tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen của Nga có nguy cơ gây rủi ro cho con đường xuất khẩu chính của ngũ cốc và phân bón - hai yếu tố cực kỳ cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay.

"EU kêu gọi Nga đảo ngược quyết định của mình."

Trước đó vào 29/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi động thái này của Nga là "hoàn toàn thái quá", nói rằng nó sẽ làm gia tăng nạn đói, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cáo buộc Moscow vũ khí hóa lương thực. Vào 30/10, đại sứ Nga tại Washington, đã phản pháo lại và nói rằng phản ứng của Hoa Kỳ mới là "thái quá" và đưa ra những khẳng định sai lầm về động thái của Moscow.

Việc Nga rời bỏ thỏa Thuận ngũ cốc Biển Đen đánh dấu sự leo thang mới trong cuộc chiến kéo dài 8 tháng giữa Nga và Ukraine. 

Tổng thống Ukraine Zelenskyy kêu gọi một phản ứng mạnh mẽ từ Liên hợp quốc và Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G-20) đối với điều mà ông gọi là “động thái vô nghĩa của Nga trong thỏa thuận ngũ cốc”. “Đây rõ ràng là một nỗ lực của Nga trong việc trở lại với mối đe dọa về nạn đói quy mô lớn tại châu Phi, châu Âu,” ông Zelenskyy nói trong một video được công khai, đồng thời nói thêm rằng Nga nên bị loại khỏi G-20.

Xem thêm

IMF dự báo gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu

IMF dự báo gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới đây của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã dự báo về nguy cơ gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu, khi giá lượng thực vẫn đang cao hơn nhiều so với năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…