Nga và Ukraine ký thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen

Các quan chức Nga và Ukraine đã ký kết một thoả thuận do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn về việc tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.
Nga Ukraine
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (ngồi bên phải) và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres (ngồi bên trái) cùng hai đại diện của Ukraine và Nga bắt tay trong lễ ký kết tại Cung điện Dolmabahce ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Thỏa thuận mới, sẽ được thực hiện trong vài tuần tới, đã được ký kết tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ và được chính phủ Ankara làm trung gian.

Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và hàng triệu tấn lúa mì bị mắc kẹt hoặc tàn phá do chiến sự. Các nhà xuất khẩu ngũ cốc ở các thành phố cảng như Odesa đã không thể vận chuyển hàng hóa của họ ra nước ngoài vì xung đột, gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trên toàn cầu và đẩy giá lương thực lên cao.

Thỏa thuận mới sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, nhưng cũng là thỏa thuận lớn đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Moscow triển khai các hoạt động quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2.

“Tia sáng hy vọng”

Trong khi các chi tiết của thỏa thuận hiện chưa được công bố, nó được cho là sẽ cho phép các tàu Ukraine thông qua các khu vực, với một thỏa thuận ngừng bắn cục bộ được thực hiện để Nga không tấn công vào các phương tiện này. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng dự kiến ​​sẽ kiểm tra các lô hàng để loại trừ bất kỳ hành vi buôn lậu vũ khí. 

Các nhà quan sát quốc tế đang tỏ ra khá thận trọng và kêu gọi theo dõi chặt chẽ phía Nga để đảm bảo nước này tuân thủ và duy trì thoả thuận. Nga cũng được cho là sẽ khởi động lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của mình ở Biển Đen theo thống nhất từ các bên. 

TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết tại buổi ký kết rằng thỏa thuận sẽ ngăn ngừa việc hàng tỷ cư dân toàn cầu đối mặt với nạn đói. Ông hy vọng thỏa thuận sẽ là một bước ngoặt trong cuộc chiến và kêu gọi cả hai bên chấm dứt xung đột.

“Chúng tôi tự hào là một phần trong một sáng kiến ​​mới này, đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay,” TT Erdogan tuyên bố, theo một bản dịch.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra một giọng điệu lạc quan, nói rằng giờ đây “chúng ta đã có một ngọn hải đăng trên Biển Đen - ngọn hải đăng của hy vọng ... và sự đồng thuận trong một thế giới đang cần điều đó hơn bao giờ hết."

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?