Facebook đầu tư 1 tỷ USD vào Sáng kiến Doanh nghiệp nhỏ

Facebook tuyên bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào các chương trình phục vụ doanh nghiệp nhỏ trong năm nay - tương đương mức đầu tư của công ty này vào các sáng kiến tương tự trong 7 năm qua.
Facebook đầu tư 1 tỷ USD vào Sáng kiến Doanh nghiệp nhỏ

Trong khi ông chủ của Facebook là Mark Zuckerberg đang tập trung vào việc xử lý vụ bê bối rò rỉ thông tin cá nhân của hơn 50 triệu khách hàng liên quan đến Công ty Cambridge Analytica, thì trong những ngày qua, mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã thực hiện hành trình đào tạo kỹ năng số tại 30 thành phố ở Mỹ.

“Chúng tôi biết, Facebook có thể làm được hơn nữa để kết nối mọi người với việc kinh doanh”, Alex Himel, Phó chủ tịch Facebook cho biết trong thông cáo báo chí thông báo về những sáng kiến mới. “Kể từ năm 2011, Facebook đã đầu tư hơn 1 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển và giúp người dân tìm kiếm việc làm. Năm 2018, chúng tôi dự định đầu tư khoản vốn tương tự cho việc đào tạo, công nghệ, công cụ việc làm và các chương trình mới, bởi kinh doanh thành công thì cộng đồng sẽ thịnh vượng”, ông Alex Himel nói.

Facebook đã bắt đầu sáng kiến doanh nghiệp nhỏ mới nhất của mình bằng việc nhấn mạnh nền tảng việc làm. Sáng kiến này sẽ mở rộng tới 40 thị trường mới trong năm nay. Theo đó, Facebook cho phép các doanh nghiệp mở các trang giới thiệu việc làm miễn phí trên Facebook để người tìm việc có thể đăng ký trực tiếp.

Công cụ việc làm trên Facebook được nhiều người hưởng ứng và đánh giá cao, song cũng không ít người phản bác. Có người cho rằng, đây không phải là nơi dành cho lao động tay nghề cao. Matt Lozar, cố vấn marketing truyền thông xã hội tại Trường Haley Marketing ở New York nhận định, Facebook không phải là địa chỉ tốt nhất để tuyển lao động tay nghề cao. “Tôi không nghĩ đây là nơi tìm kiếm việc làm tốt cho các ngành như công nghệ thông tin”, ông Matt Lozar nói.

Ở một khía cạnh khác, mặc dù công cụ việc làm của Facebook là miễn phí, song để tối đa hóa hiệu quả, người đăng thông tin vẫn mất chi phí để hỗ trợ thông tin tiếp cận được nhiều người dùng Facebook.

Michelle Allen, đồng sở hữu chuỗi cửa hàng Edible Arrangement tại North Carolina cho biết, một trong những điều mà bà không thích công cụ tìm việc của Facebook là việc phải mất tiền để “đẩy” các thông tin cần đăng. Khi nộp phí, thông tin tuyển dụng sẽ giống như thông tin quảng cáo, được đẩy vào nền tảng của Facebook để tiếp cận được nhiều người sử dụng mạng xã hội này hơn.

Dẫu còn nhiều ý kiến trái chiều, song hiện còn quá sớm để đánh giá công cụ việc làm của Facebook. Một khi nhiều doanh nghiệp tham gia công cụ này của Facebook thì nhu cầu tuyển dụng việc làm và số lượng người kiếm việc sẽ tăng lên, trong đó, nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề cao cũng sẽ tăng. Đó là chưa kể, trong quá trình vận hành, chắc chắn Facebook sẽ có những cải tiến để nâng cao chất lượng phục vụ.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...