Facebook sẽ “trả trước” 100 triệu USD hóa đơn chưa thanh toán từ các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ và nhóm thiểu số làm chủ

Facebook ước tính chương trình sẽ hỗ trợ cho khoảng 30.000 doanh nghiệp nhỏ.
Facebook sẽ “trả trước” 100 triệu USD hóa đơn chưa thanh toán từ các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ và nhóm thiểu số làm chủ

Facebook trong tuần này đã công bố cam kết 100 triệu USD cho một chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ và nhóm thiểu số làm chủ bằng cách mua lại/trả trước các hóa đơn chưa nhận được thanh toán của họ.

Bằng cách này, chương trình “Theo dõi nhanh hóa đơn của Facebook” sẽ trả tiền trước cho các doanh nghiệp nhỏ thay vì để họ phải chờ đợi hàng tuần hay hàng tháng trời để đợi khách hàng trả tiền hoá đơn. 

Chương trình là nỗ lực mới nhất của Facebook nhằm xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành lâu dài giữa các doanh nghiệp nhỏ - những công ty phải dựa vào quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút tập khách hàng quan tâm.  

Các doanh nghiệp có thể gửi hóa đơn chưa thanh toán tối thiểu là 1.000 USD và nếu được chấp nhận, Facebook sẽ mua lại hóa đơn từ doanh nghiệp và thanh toán cho họ trong vòng vài ngày. Sau đó, khách hàng sẽ thanh toán cho Facebook các hóa đơn chưa thanh toán theo đúng điều khoản mà họ đã đồng ý với doanh nghiệp. 

Đối với Facebook, công ty đã tạo ra gần 86 tỷ USD doanh thu vào năm 2020, do vậy việc chờ đợi các khoản thanh toán chậm “ít khủng khiếp” hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ.

Rich Rao, Phó chủ tịch mảng kinh doanh nhỏ của Facebook cho biết, Facebook đã thử nghiệm một phiên bản nhỏ hơn của chương trình vào năm 2020 sau khi biết các công ty đang phải vật lộn như thế nào vì đại dịch Covid-19.

Giờ đây, Facebook đang mở rộng chương trình và sẽ mua các hóa đơn chưa thanh toán lên tới 100 triệu USD. Ông Rao ước tính điều này sẽ hỗ trợ khoảng 30.000 doanh nghiệp nhỏ. “Tuy mới chỉ là một khái niệm mới, nhưng chúng tôi thực sự vui mừng về nó,” Rao nói.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ do phụ nữ và nhóm thiểu số làm chủ và là thành viên của các tổ chức nhà cung cấp phục vụ các nhóm không được đại diện, đủ điều kiện đăng ký tham gia chương trình. Điều này bao gồm Hội đồng phát triển nhà cung cấp cho người thiểu số quốc gia, Hội đồng quốc gia doanh nghiệp nữ, Phòng thương mại LGBT quốc gia, Hội đồng phát triển doanh nghiệp dành cho cựu chiến binh quốc gia, Người khuyết tật: IN và Phòng thương mại người Mỹ liên Á của Hoa Kỳ. Facebook cũng đang tìm cách bổ sung thêm nhiều tổ chức đối tác cho chương trình, công ty nói với CNBC.

Trong số các doanh nhân đã trải qua chương trình thí điểm có bà Lisa Dunnigan, đồng sáng lập của The Wright Stuff Chics, công ty chuyên cung cấp vật dụng cho giáo viên và tổ chức hội nghị giáo viên Teach Your Heart Out.

Bà Lisa Dunningan - nhà đồng sáng lập "The Wright Stuff Chics".
Bà Lisa Dunningan - nhà đồng sáng lập "The Wright Stuff Chics".

Sau khi đại dịch buộc bà Dunnigan phải hủy tất cả các sự kiện trực tiếp của công ty vào năm 2020, doanh nghiệp của bà Dunnigan đã công bố một phiên bản trực tuyến của hội nghị Teach Your Heart Out được lên lịch vào tháng 7. Bà Dunnigan cho biết các giáo viên đã đăng ký tham gia hội nghị vào đầu năm 2021, nhưng nhiều giáo viên đã thanh toán bằng đơn đặt hàng (purchase order) mà phải mất “một thời gian rất dài” mới được thanh toán. Bà Dunnigan đã gửi hoá đơn cho Facebook và công ty đã trả cho công ty hơn 10.000 USD chỉ trong vòng vài ngày sau. “Chương trình đã cứu cánh cho công ty chúng tôi.”

Câu chuyện của bà Dunnigan là một trong những câu chuyện mà Facebook đã thấy sau khi ra mắt chương trình thử nghiệm của họ, điều này đã chỉ ra cho công ty rằng đây là một dự án đáng để nhân rộng, ông Rao chia sẻ. 

Các doanh nghiệp quan tâm sẽ có thể bắt đầu đăng ký vào ngày 1/10 sau khi chương trình chính thức mở rộng, Facebook cho biết.

CNBC

Xem thêm

Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Những thông tin tràn ngập về COVID-19 trong thời gian qua đã khiến người dân Mỹ choáng ngợp. Nhưng, “ngập trong biển thông tin” cũng chính là thách thức đặc biệt khó khăn với các biên tập viên của những tờ báo nhỏ tại các địa phương của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…