Facebook trả giá tỷ USD mua Kustomer, quyết "bành trướng" trong TMĐT

Một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook được cho là sẽ chi 1 tỷ USD để mua lại phần mềm quản lý quan hệ khách hàng rất tiềm năng hiện nay - Kustomer.
Facebook trả giá tỷ USD mua Kustomer, quyết "bành trướng" trong TMĐT

Facebook đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ đến từ giới chính sách khi mua lại các công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn và sau đó sử dụng cũng như quản lý các công ty này để tránh những sự cạnh tranh trong tương lai. Mặc dù chịu áp lực lớn từ chính quyền nhưng Facebook, dường như, không quá bận tâm đến các vấn đề này.

Bằng chứng là, vào ngày thứ hai (31/11) vừa qua, Facebook cho biết, họ đang có kế hoạch mua lại Kustomer nhằm cải thiện khả năng quản lý dữ liệu khách hàng cũng như hỗ trợ xây dựng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình.

Kustomer - một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại New York - là một doanh nghiẹp mới nổi đầy ấn tượng khi huy động được 170 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. 

Nếu thoả thuận này được diễn ra, Facebook sẽ có thể hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp của mình tương tác trên các ứng dụng như Whatsapp, Instagram, Facebook Messenger. "Hiện có khoảng 175 triệu khách hàng kết nối với các doanh nghiệp, nhà bán hàng bằng Whatsapp", Facebook cho biết trong một thông báo gần đây. 

"Nhắn tin cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và cũng thúc đấy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp", Dan Levy và Matt Idema - Giám đốc điều hành của Facebook và WhatsApp cho biết trong một bài đăng trên blog của công ty mới đây.

Facebook đã công bố thông tin về vụ thương thảo này mặc cho Ủy ban Thương mại Liên bang và hàng chục bang khác trên toàn nước Mỹ đang chuẩn bị thực hiện các vụ kiện chống độc quyền chống liên quan đến nền tảng mạng xã hội này.

Facebook đã "thống trị" mạng xã hội thông qua việc mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 và bỏ ra 18 tỷ USD cho WhatsApp vào năm 2014. Đây sẽ là những vụ mua bán được giới cầm quyền Hoa Kỳ cực kỳ lưu tâm. Mặc dù, các nền tảng này không cạng tranh nhau nhưng lại trở thành ứng dụng phổ biến của hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới. 

Đại diện của Facebook cho biết, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ vẫn còn rất khốc liệt, đặc biệt khi Kustomer không phải là một ứng dụng mạng xã hội mà là một trong những phần mềm "gắn liền" với mảng kinh doanh chính của Facebook.

"Thỏa thuận này nhằm cung cấp nhiều lựa chọn hơn và tạo nên sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng. Chìa khóa thành công của Facebook luôn là sự đổi mới. M&A chỉ là một phần trong chiến lược kinh doanh tổng thể của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục chứng minh cho các nhà quản lý thấy rằng sự cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ là rất sôi động", đại diện này nhấn mạnh. 

Được thành lập vào năm 2015, Kustomer trở thành một doanh nghiệp đầy hứa hẹn  khi đơn giản hóa quy trình back-end (quy trình được sử dụng nhiều trong quá trình xây dựng website_PV), đã được nhiều công ty (trong danh sách Fortune 500) sử dụng để phục vụ khách hàng. Công ty khởi nghiệp này tự giới thiệu mình như một giải pháp thay thế cho các công ty phần mềm dịch vụ khách hàng khác như Zendesk và Oracle. Các nhà đầu tư của Kustomer bao gồm Battery Ventures, Canaan Partners và Redpoint Ventures.

Facebook cho biết phần mềm của Kustomer có thể giúp hỗ trợ hàng triệu cuộc trò chuyện, giải đáp thắc mắc của khách hàng khi mua bán hàng hoá, từ đó giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng được dễ dàng hơn.

Đặc biệt, ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Facebook, hiện có hơn một tỷ người dùng, đã mở rộng sang các dịch vụ nhắn tin dành cho doanh nghiệp. Trong những tháng gần đây, WhatsApp đã xây dựng một "không gian đặc biệt" cho phép kết nối các doanh nghiệp và khách hàng ở nhiều khu vực như Mỹ Latinh, Đông Nam Á và các nơi khác thực hiện các giao dịch thông qua ứng dụng nhắn tin. Ở Ấn Độ, nơi ngày càng có nhiều người mua điện thoại thông minh và sử dụng WhatsApp. Ứng dụng nhắn tin này đang cho thấy cơ hội mở rộng các nền tảng dịch vụ thương mại kỹ thuật số trong tương lai. 

“Mọi người đã chuyển sang nhắn tin, với hơn 100 tỷ tin nhắn được gửi mỗi ngày trên WhatsApp. Khách hàng bắt đầu sử dụng các kênh hiện đại như nhắn tin để nói chuyện với người bán hàng. Đó là một trải nghiệm tốt hơn là phải chờ đợi cũng như hiệu quả hơn so với gửi email", ông Idema - Giám đốc điều hành Whatsapp cho biết trong một cuộc phỏng vấn. 

Nhu cầu quản lý các khách hàng online cũng tăng lên trong thời đại dịch Covid-19. Hàng triệu người đã chuyển sang mua sắm cũng như giao tiếp với người bán hàng thông quan online thay vì gặp trực tiếp. Điều đó đã dẫn đến sự bùng nổ các phần mềm nhằm quản lý, xử lý kết nối hay liên hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp trong tương lai.

“Xu hướng này sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Thay vì đầu tư thuê mặt bằng cửa hàng và địa điểm bán lẻ đắt tiền, các công ty đang đầu tư nhiều hơn vào các công cụ và trải nghiệm kỹ thuật số", ông Brad Birnbaum, một trong những nhà sáng lập của Kustomer chia sẻ. 

Theo NY Times

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…