Fontainebleau Las Vegas: Khu nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất thế giới

Khu nghỉ dưỡng mới trị giá 3,7 tỷ USD ở Las Vegas cuối cùng đã đi vào hoạt động sau 12 năm bị đóng băng...

Khu nghỉ dưỡng Fontainebleau Las Vegas
Khu nghỉ dưỡng Fontainebleau Las Vegas

Khu nghỉ dưỡng này có tên Fontainebleau Las Vegas, được khánh thành ngày 13/12 với diện tích hơn 101.000 mét vuông.

Nơi đây được ông Jeffrey Soffer, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn Fontainebleau Development mua khu đất vào năm 2000. Việc xây dựng khu nghỉ dưỡng khởi đầu vào năm 2007 nhưng đã dừng lại vào năm sau do khủng hoảng tài chính 2008.

Công trình khi đó đã hoàn thành 70% và phải chịu cảnh “đắp chiếu” trong 12 năm. Fontainebleau Development hợp tác với Koch Real Estate Investments vào năm 2021 và tiến hành các kế hoạch hoàn thành khu nghỉ dưỡng.

Khu nghỉ dưỡng có 67 tầng gồm 76 dãy phòng cao cấp tại Fontainebleau Las Vegas có tên chung là Fontainebleau Fleur de Lis, chiếm 5 tầng trên cùng của tòa tháp. Dãy phòng Fleur de Lis có giá khởi điểm từ 5.000 USD/đêm, trong khi các phòng thông thường có giá khởi điểm là 300 USD/đêm.

Ngay khi đặt chân vào toà tháp, khách hàng sẽ bị choáng ngợp bởi chùm đèn lộng lẫy tại sảnh do nhà thiết kế hoa Jeff Leatham, người đã được ca ngợi vì những sáng tạo của mình tại FS Hotel George V, Paris và sự hợp tác với các thương hiệu như Chanel, Alexander McQueen và Bulgari.

Bên ngoài hành lang được trang trí vô số bức tranh nghệ thuật độc đáo như các tác phẩm của Urs Fischer, khung cảnh là Lovers #3 được làm từ nhôm, thép không gỉ và vàng lá hay hai bức tranh tường quy mô lớn đó là The Touch và The Eye, một phần của loạt tranh Problem Paintings của nghệ sĩ Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, đỉnh cao của sự sang trọng là bộ sưu tập Fleur De Lis Suite, trải dài trên năm tầng cao nhất của tòa tháp. Từ tiền sảnh, quầy bar, spa, quản gia riêng hay món socola được bếp trưởng Patrice Caillot tự tay làm, tất cả đều được phục vụ một cách chỉn chu và cao cấp nhất.

Phòng nghỉ tại đây rộng khoảng 92.000 m2 đến 920.000 m2 cũng được trang bị tân tiến nhất như khăn trải giường Rivolta hay alpaca, máy Nespresso bọc da từ Giobagnara, dụng cụ làm tóc Dyson, và đồ lặt lặt và mặt nạ đặt làm từ Knesko. Khách của Fleur de Lis cũng có quyền truy cập vào một đội tàu Rolls-Royces tư nhân.

Ông Brett Mufosn, lãnh đạo bộ phận phát triển của Fontainebleau cho biết: "Chúng tôi muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất và muốn mọi người cảm thấy thoải mái như ở nhà".

fontainebleau-las-vegas-untitled-high-times-by-richard-princedrex-agency-mark-mediana-437.jpeg
Những tác phẩm nghệ thuật đắt giá tại khu nghỉ dưỡng
fontainebleau-las-vegas-breakfast-oceans-2drex-agency-mark-mediana-9146.jpeg
Bên trong toà tháp
fontainebleau-las-vegas-casino-floordrex-agency-mark-mediana-5369.jpeg
Casino trong toà tháp
fontainebleau-las-vegas-bleau-barconnie-zhou-7267.jpeg
Đèn chùm lộng lẫy do nhà thiết kế nổi tiếng thiết kế
fontainebleau-las-vegas-panorama-suite-bedroomdrex-agency-mark-mediana-8776.jpeg
Phòng nghỉ tại toà tháp
fontainebleau-las-vegas-dons-primeconnie-zhou-4253.jpeg
Phòng ăn
fontainebleau-las-vegas-la-fontaineconnie-zhou-8129.jpeg
Một không gian khác phục vụ ăn uống tại toà tháp

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...