Forbes công bố Danh sách tỷ phú thế giới 2023: Gần 2.000 tỷ USD nằm trong tay 20 người

Theo Tạp chí Forbes, 20 tỷ phú giàu có nhất thế giới năm 2023 sở hữu khối tài sản lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn 200 tỷ USD so với năm ngoái…
tỷ phú thế giới

1. Bernard Arnault

Giá trị tài sản ròng: 211 tỷ USD 

“Ông trùm” hàng xa xỉ người Pháp giữ vững vị trí đầu bảng trong Danh sách Tỷ phú thế giới của Tạp chí Forbes sau một năm thành công rực rỡ với LVMH.  

Doanh thu, lợi nhuận và cổ phiếu LVMH đều ghi nhận mức cao kỷ lục, bổ sung thêm 53 tỷ USD vào khối tài sản của gia đình Arnault trong 12 tháng qua - khoản lãi lớn nhất trong số các tỷ phú trên thế giới. Tập đoàn sở hữu những tên tuổi lớn trong ngành thời trang như Louis Vuitton, Christian Dior và Tiffany & Co.,…

Vào tháng 7/2022, ông Bernard Arnault đã đề xuất tái tổ chức lại công ty Agache, nắm giữ phần lớn cổ phần LVMH của ông, để chia cho 5 người con của mình. 

2. Elon Musk

Giá trị tài sản ròng: 180 tỷ USD

Đa phần những thiệt hại mà về tài sản mà Elon Musk hứng chịu trong năm qua đến từ tuyên bố mua lại nền tảng Twitter vào tháng 4/2022. Bản thân Elon Musk cũng đã bán 23 tỷ USD cổ phiếu Tesla của mình để tài trợ cho thương vụ 44 tỷ USD nói trên.

Cổ phiếu Tesla đã giảm gần 50% kể từ đầu năm 2022 đến nay. 

Nhưng ngược lại, cổ phiếu SpaceX đã “bù đắp” cho Elon Musk với đà tăng trưởng ấn tượng cùng mức định giá gần 140 tỷ USD trong đợt chào mua công khai (tender offer) kết thúc vào đầu năm 2023. 

Tuy nhiên, tài sản của Elon Musk vẫn ít hơn 39 tỷ USD nếu so với một năm trước đó.

3. Jeff Bezos

Giá trị tài sản ròng: 114 tỷ USD

Kể từ khi thôi giữ chức Giám đốc điều hành Amazon vào năm 2021, Jeff Bezos đã giành sự tập trung của mình cho công ty vũ trụ Blue Origin và tăng cường hoạt động từ thiện thông các tổ chức và Học viện Bezos. 

Tuy nhiên, nhà sáng lập Amazon đã … “nghèo” hơn 57 tỷ USD so với một năm trước - khoản lỗ lớn nhất trong danh sách - do cổ phiếu Amazon giảm 38%.

4. Larry Ellison

Giá trị tài sản ròng: 107 tỷ USD

Chủ tịch và cựu CEO của Oracle đã leo thêm bốn bậc trong danh sách tỷ phú thế giới dù cho ngành công nghệ đã có một năm khó khăn. 

Cổ phiếu Oracle tăng 10% cho đến nay nhờ thu nhập vững chắc và tập trung vào mảng bảo mật. 

Bản thân Larry Ellison cũng rời khỏi hội đồng quản trị của Tesla vào tháng 8/2022 sau 4 năm. 

Hè năm ngoái, ông Ellison đã mua một trong những ngôi nhà đắt nhất Florida với giá 173 triệu USD, thêm vào danh mục đầu tư bất động sản hào nhoáng của mình, bao gồm cả hòn đảo Lanai của Hawaii nơi ông đang sống. 

5. Warren Buffett

Giá trị tài sản ròng: 106 tỷ USD 

Warren Buffett đã dành 3 năm qua để đầu tư, bơm 90 tỷ USD tiền mặt của Berkshire Hathaway vào chứng khoán, mua lại cổ phần (share buybacks) và mua lại công ty bảo hiểm Alleghany Corp. trị giá 11,5 tỷ USD. 

Vào cuối tháng 3 vừa qua, ông Warren Buffet - một người kỳ cựu trong các cuộc khủng hoảng thị trường - được cho là đã đưa ra lời khuyên và tư vấn cho chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như thảo luận về tín khả thi của việc đầu tư vào các ngân hàng khu vực.

6. Bill Gates

Giá trị tài sản ròng: 104 tỷ USD

Bills Gates đã rời khỏi hội đồng quản trị của Microsoft vào năm 2020 nhưng vẫn dành 10% thời gian của mình để làm việc với đội ngũ công ty – bao gồm cả những nhóm tại OpenAI, công ty được Microsoft hậu thuẫn. 

Trong khi đó, Bill Gates và vợ cũ, Melinda French Gates, tiếp tục hoạt động từ thiện tích cực thông qua Quỹ Bill & Melinda Gates do họ đồng chủ trì.

7. Michael Bloomberg

Giá trị tài sản ròng: 94,5 tỷ USD 

Mặc dù đã hào phóng quyên góp thêm 1,7 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện trong năm qua, tài sản của nhà đồng sáng lập Bloomberg LP vẫn tăng lên.

Ước tính, doanh thu từ Bloomberg Terminal (hệ thống máy tính cho phép các nhà đầu tư truy cập vào dịch vụ dữ liệu Bloomberg) và mảng kinh doanh truyền thông của ông đạt 13,3 tỷ USD vào năm 2022, tăng từ mức 12,5 tỷ USD của năm 2021.

8. Carlos Slim Helú

Giá trị tài sản ròng: 93 tỷ USD

Cổ phiếu niêm yết tại New York của hãng điện thoại di động Mỹ Latin América Móvil, đã tăng 14% trong năm qua, giúp tài sản doanh nhân Carlos Slim Helú tăng thêm gần 12 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên ông Helú có mặt trong danh sách top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới kể từ năm 2019. 

Vào tháng 2/2023, gia đình Helú đã niêm yết một bất động sản cá nhân – nằm đối diện với Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Mahattan – với giá 80 triệu USD, gần gấp đôi số tiền mà ông Carlos đã trả cho nó vào năm 2010.

9. Mukesh Ambani

Giá trị tài sản ròng: 83,4 tỷ USD

Ông Mukesh Ambani đã lấy lại vị trí người giàu nhất châu Á khi tỷ phú Gautam Adani trượt khỏi danh sách top 20. Năm ngoái, tập đoàn đa ngành khổng lồ Reliance Industries đã trở thành công ty Ấn Độ đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD doanh thu. 

Ông Mukesh Ambani đã bác bỏ những tin đồn tìm người kế nhiệm khi giao cho các con phụ trách từng bộ phận khác nhau của tập đoàn: Con trai lớn Akash là chủ tịch của chi nhánh viễn thông Jio Infocomm; con gái Isha là trưởng bộ phận kinh doanh bán lẻ; và con trai Anant làm việc trong các dự án năng lượng mới của Reliance.

10. Steve Ballmer

Giá trị tài sản ròng: 80,7 tỷ USD

Tổng tài sản của cựu Giám đốc điều hành Microsoft đã giảm 10 tỷ USD trong năm qua, chủ yếu là do cổ phiếu Microsoft sụt giảm. Tuy nhiên, L.A. Clippers - đội bóng rổ NBA mà ông Steve Ballmer sở hữu – đang ghi nhận thành công lớn với doanh thu nhượng quyền tăng 65% trong mùa giải 2022. Hiện L.A Clippers có trị gía 3,9 tỷ USD.  

Xem thêm

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Không chỉ là những doanh nhân lâu năm trong nghề mà danh sách tỷ phú kim cương còn bao gồm những nhà sưu tầm, thương gia và nhà đầu tư có cổ phần tại những mỏ khai thác kim cương lớn nhất thế giới…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…