Bảng xếp hạng top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới thay đổi ra sao sau 10 năm qua?

Nhiều người trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới là nhà sáng lập của những gã khổng lồ công nghệ, với phần lớn tài sản được đầu tư vào các công ty mà họ thành lập.

Thập kỷ qua đã chứng kiến một số thay đổi trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới, trong đó, xuất hiện những gương mặt mới ở đầu bảng xếp hạng chưa từng có trước đây. Tuy nhiên, một trong những thay đổi rõ ràng nhất là các tỷ phú này đều đã tích lũy được nhiều của cải hơn trong những năm gần đây.

Bảng xếp hạng 10 tỷ phú giàu nhất thế giới

Trong khi thứ tự phân hạng đã dao động, bảng xếp hạng nhìn chung rất độc quyền, chỉ có 19 cá nhân lọt vào danh sách 10 tỷ phú hàng đầu suốt thập kỷ qua.

Trong đó, Bill Gates, Warren Buffett và Larry Ellison là ba cái tên vẫn luôn thường trực trong danh sách này. Đặc biệt, nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gate là cái tên lâu năm chưa từng rời khỏi top 5 vị trí đầu bảng.

Từ năm 2018, Jeff Bezos đứng đầu bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới, chỉ để bị vượt qua bởi Elon Musk vào 2022, sau một năm kể từ lần đầu tiên ông xuất hiện trên danh sách này.

Năm 2020, Bezos trở thành người đầu tiên tích lũy được khối tài sản trị giá 200 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của Amazon tăng vọt trong đại dịch. Trong những tháng gần đây, giá trị tài sản ròng của Bezos đã bị ảnh hưởng khi giá cổ phiếu của Amazon giảm trở lại mức bình thường khi tình hình dịch bệnh dần ổn định.

Tuy nhiên, tính đến năm 2022, Elon Musk là người giàu nhất thế giới với giá trị ròng đạt tới 219 tỷ USD.

tỷ phú giàu nhất thế giới

Điểm đáng chú ý, trong một thập kỷ qua, giá trị tài sản ròng trung bình của 10 tỷ phú hàng đầu đã tăng gần gấp ba lần từ 39 tỷ USD lên 115 tỷ USD.

Thực tế, tỷ phú đầu tiên vượt qua ngưỡng 100 tỷ USD là Jeff Bezos vào năm 2018, khi ông chiếm vị trí đầu bảng từ Bill Gates. Tuy nhiên, giờ đây, tất cả trừ hai người trong danh sách đều đã vượt qua ngưỡng này.

Thêm một điểm cần chú ý khác là hầu hết tài sản đều được các tỷ phú nắm giữ dưới dạng vốn cổ phần kinh doanh, bất động sản và cổ phiếu giao dịch công khai. Tức các loại tài sản đã được hưởng lợi từ kỷ nguyên tiền rẻ và lãi suất cực thấp.

Chiến tranh, đại dịch và thị trường trì trệ đã ảnh hưởng đến các tỷ phú thế giới trong năm 2022. Cụ thể, chỉ có 2.668 tỷ phú trong bảng xếp hạng thường niên lần thứ 36 của Forbes về những người giàu nhất hành tinh, tương đương ít hơn 87 người so với năm trước. Ngoài ra, tổng tài sản của họ có cũng chỉ đạt giá trị là 12,7 nghìn tỷ USD, ít hơn 400 USD so với năm 2021.

Xem thêm

Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD

Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD

Theo danh sách tỷ phú thế giới 2022 vừa được Forbes công bố, Việt Nam có thêm 1 tỷ phú USD là Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, nâng tổng số tỷ phú USD tại Việt Nam lên 7 người - con số cao nhất từ trước tới nay.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…