Giá dầu thế giới tiếp tục giảm ngay phiên đầu tuần

Tâm lý lo ngại suy thoái kinh tế và tác động của kế hoạch áp trần giá dầu Nga của phương Tây đã kéo giá dầu thế giới tiếp tục giảm.
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm ngay phiên đầu tuần

Dầu thô Mỹ WTI hiện giảm 1,6% về 85,45 USD một thùng, tuần trước có thời điểm xuống 81,2 USD - thấp nhất kể từ tháng 1. Dầu Brent cũng mất 1,4% còn 91,54 USD.

Dầu thô đã mất giá gần 30% kể từ tháng 6, hiện quay về mức tiền xung đột. Nguyên nhân là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Kế hoạch áp trần của Mỹ cũng đã được G7 ủng hộ, nhằm siết nguồn tài chính Nga cấp cho chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Cuối tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ ban hành hướng dẫn thực hiện đề xuất áp trần dầu Nga, tập trung vào các giấy tờ mà khu vực tư nhân cần có để tuân thủ. Các quy định này sẽ có hiệu lực từ tháng 12, ngay khi châu Âu áp vòng trừng phạt mới lên dầu Nga. Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho rằng Moskva không có lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia.

"Hiện tại, có vẻ nhu cầu yếu đang là điều được quan tâm nhất. Các yếu tố làm giảm nhu cầu là nỗi lo lạm phát và Trung Quốc phong tỏa kéo dài", Sean Lim - nhà phân tích dầu khí tại Ngân hàng Đầu tư RHB (Malaysia) nhận định.

Các cuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân của Iran cũng đang được chú ý. Cuối tuần trước, Anh, Pháp, Đức cho biết họ nghi ngờ về cam kết của Tehran. Nếu các bên đồng ý với thỏa thuận mới, lượng dầu mà Iran bơm ra thế giới sẽ tăng đáng kể.

Dù vậy, tuần trước, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OEPC+), trong đó có Nga, đồng ý cắt giảm sản xuất. Họ cũng cảnh báo sẵn sàng giảm thêm nếu tình hình thay đổi.

"Việc OPEC+ sẵn sàng hành động chính là bệ đỡ và là một điểm cộng cho giá dầu", Lim kết luận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...