Giá dầu thô của Mỹ tăng chạm mức cao nhất gần 4 năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tiếp tục leo dốc và lên mức cao nhất kể từ 2014 do mối lo ngại nguồn cung toàn cầu bị thiếu hụt.
Giá dầu thô của Mỹ tăng chạm mức cao nhất gần 4 năm

Thị trường dầu mỏ đang nhận được các yếu tố hỗ trợ đẩy giá tiếp tục tăng gồm mối lo ngại nguồn cung toàn cầu có nguy cơ bị gián đoạn sau khi Mỹ thông báo áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tehran và lượng dầu tồn kho Mỹ giảm mạnh nhất từ đầu năm.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 28/6, giá dầu thô Mỹ giao tháng 8 trên sàn Nymex tăng 69 xu Mỹ, tương ứng gần 1%, lên 73,45 USD/thùng, mức cao nhất kể từ 26/11/2014.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8 tăng 23 xu Mỹ, tương đương 0,3%, lên 77,85 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5. Cả hai mặt hàng dầu đều đóng cửa cách xa mức đỉnh trong phiên.

Hiện lo ngại lớn nhất của thị trường là nguy cơ nguồn cung toàn cầu sụt giảm do các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể khiến xuất khẩu dầu của Iran giảm mạnh.

Chính quyền Trump trong tuần này gây áp lực để các nước ngừng nhập khẩu dầu từ Iran trước 4/11.

Mỹ tuần này đã yêu cầu các nước dừng nhập khẩu dầu của Iran trước ngày 4/11, động thái mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump hy vọng sẽ cắt nguồn tiền chuyển về Tehran.

Ngày 28/6, các quan chức Mỹ cho biết họ sẽ làm việc với riêng từng nước về vấn đề liên quan. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, hiện chưa cam kết với Mỹ về việc này.

Tổng thống Trump trong tháng trước đã rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký từ năm 2015 vốn nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, mở đường cho việc tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Tehran.

Iran hiện xuất khẩu khoảng 2,4 triệu thùng dầu/ngày. Một số chuyên gia cho rằng một khi được thực thi đầy đủ sau 6 tháng, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ khiến xuất khẩu dầu của nước này giảm từ 400.000 thùng đến 1 triệu thùng mỗi ngày.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm 27/6 cho biết tồn kho dầu thô của nước này giảm 9,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 22/6, mức giảm tuần mạnh nhất từ đầu năm đến nay, so với dự báo giảm 2,3 triệu thùng mà các nhà phân tích đưa ra trước đó.

Số liệu này tạo thêm lực đẩy cho thị trường dầu mỏ, các chuyên gia tại Commerzbank nhận xét. Mức giảm chủ yếu do công suất chế biến và xuất khẩu dầu thô của Mỹ đều tăng kỷ lục.

Bên cạnh đó, sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Canada, Libya và Venezuela cũng là một yếu tố hỗ trợ giá dầu trong phiên này.

Giá dầu hiện đã tăng 40% so với năm ngoái, trước các điều kiện thắt chặt trên thị trường như nhu cầu tăng cao và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…