Giá lợn hơi ngày 4/7 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 58.000 đồng/kg đến 66.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 63.000 - 66.000 đồng/kg.
Trong đó Thái Bình ghi nhận lên mức 66.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg - mức giá cao nhất cả nước. Cùng mức tăng 2.000 đồng/kg là tỉnh Tuyên Quang, lên mức 64.000 đồng/kg.
Các tỉnh, thành khác như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên 64.000 đồng/kg. Tương tự, lợn hơi tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định cũng tăng 1.000 đồng/kg lên mức 63.000 đồng/kg.
Các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hưng yên giá không thay đổi so với hôm qua.
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 59.000 – 63.000 đồng/kg.
Trong đó, Nghệ An tăng 1.000 đồng/kg, lên vùng giá 63.000 đồng/kg, bằng với giá tại tỉnh Thanh Hóa, và là mức giá cao nhất khu vực.
Ngoài ra, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk Lắk cũng ghi nhận tăng 1.000 đồng. Các tỉnh khác không ghi nhận thay đổi giá. Tuy nhiên, Đắk Lắk vẫn là địa phương ghi nhận giá thấp nhất, chỉ 59.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 58.000 đồng/kg - 61.000 đồng/kg.
Đồng Tháp là địa phương duy nhất có thay đổi giá so với hôm qua, tăng 2.000 đồng/kg, lên mức 60.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất là 58.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Sóc Trăng. Mức giá cao nhất là tại Đồng Nai, Long An và Cần Thơ với giá 61.000 đồng/kg.
Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng tốp đầu cả nước do có lợi thế về diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhiều vùng đồi gò, vùng bãi thuận lợi cho phát triển các loại thức ăn nuôi đại gia súc.
Để chăn nuôi phát triển bền vững, ngành Nông nghiệp Thủ đô tăng cường quản lý từ con giống, sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thêm vào đó, Hà Nội đang tái cấu trúc lại thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 phù hợp điều kiện thực tiễn tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, tập trung khai thác thế mạnh từng địa phương để phát triển sản xuất chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.