Giới chuyên gia tranh cãi về cách tính toán thuế quan của chính quyền Trump

Phương pháp tính thuế quan của chính quyền Donald Trump gây ra một số tranh cãi khi chủ yếu dựa trên thâm hụt thương mại hơn là mức thuế thực tế, từ đó làm dấy các câu hỏi về tính minh bạch và tác động đến đàm phán thương mại…

Giới chuyên gia tranh cãi về cách tính toán thuế quan của chính quyền Trump

Vào chiều ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố áp thuế quan đối ứng với hầu hết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, trong đó có rất nhiều quốc gia - thậm chí là những đối tác thương mại lớn nhất - phải chịu mức thuế cao hơn. Động thái này đã khiến thị trường toàn cầu chao đảo và dấy lên một làn sóng lo ngại trên khắp thế giới.

Nhà Trắng đã công khai bảng thống kê thuế quan, liệt kê cụ thể các mức thuế mà họ cho rằng những quốc gia khác đang áp dụng với hàng hoá Mỹ cũng như thuế quan đối ứng mà Mỹ sẽ triển khai. Trong hầu hết trường hợp, mức thuế mới của Mỹ chỉ bằng khoảng một nửa mức thuế mà chính quyền Trump tuyên bố các nước khác áp đặt lên hàng hóa Mỹ.

108125354-1743628618479-imagepng.jpg
Bảng thống kê thuế quan mà chính quyền Donald Trump đã đưa ra (cột vàng: thuế đối ứng)

Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian để các nhà quan sát "giải mã" được cách tính thuế của chính quyền Trump, nhưng kết quả lại gây hoang mang hơn bao giờ hết.

Nhiều chuyên gia, bao gồm nhà báo kinh tế James Surowiecki nhận định rằng Mỹ dường như đã lấy thâm hụt thương mại chia cho tổng giá trị nhập khẩu từ một quốc gia để đưa ra mức thuế tương ứng. Phương pháp này không phù hợp với cách tính thuế quan truyền thống và dường như chỉ tập trung vào thâm hụt thương mại hàng hóa mà bỏ qua thương mại dịch vụ.

Ví dụ, Mỹ tuyên bố Trung Quốc áp thuế 67% lên hàng hóa Mỹ. Theo số liệu chính thức, Mỹ ghi nhận mức thâm hụt thương mại 295,4 tỷ USD với Trung Quốc trong năm 2024, trong khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 438,9 tỷ USD. Nếu lấy 295,4 tỷ chia cho 438,9 tỷ, kết quả là 67%. Cách tính tương tự có vẻ như cũng được áp dụng với Việt Nam.

"Phương pháp này phản ánh sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và các nước khác, hơn là mức thuế thực tế hay các biện pháp phi thuế quan”, bà Trinh Nguyen, chuyên gia kinh tế cấp cao khu vực châu Á mới nổi tại Natixis nhận xét.

Theo bà, điều này khiến các nước châu Á, đặc biệt là những nước đang phát triển, khó đáp ứng yêu cầu của Mỹ về việc giảm thuế trong ngắn hạn, bởi Mỹ đặt tiêu chí là phải mua nhiều hàng hóa Mỹ hơn mức họ xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, hàng hóa Mỹ đắt đỏ hơn nhiều và sức mua của các nước bị áp thuế cao nhất lại thấp, nên đây không phải là lựa chọn tối .

“Chẳng hạn như Việt Nam có thặng dư thương mại lớn thứ tư với Mỹ nhưng đã điều chỉnh thuế đối với hàng Mỹ trước khi thông báo thuế đối ứng mới, vậy mà vẫn không nhận được bất kỳ sự miễn trừ nào”, bà Trinh Nguyễn chỉ ra.

Mới đây, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã công bố phương pháp tính thuế trên trang web của họ, với cách tiếp cận khá giống với những gì giới phân tích độc lập đã suy luận ra, dù vẫn có một số khác biệt.

“Việc tính toán riêng lẻ tác động của hàng chục nghìn chính sách thuế quan, quy định, thuế nội địa và các chính sách khác đối với thâm hụt thương mại là rất phức tạp, nếu không muốn nói là bất khả thi. Dù vậy, có thể ước tính bằng cách xác định mức thuế phù hợp để đưa thâm hụt thương mại song phương về mức 0,” đại diện USTR cho biết.

"Nếu thâm hụt thương mại kéo dài do các chính sách thuế quan, phi thuế quan và các yếu tố nền tảng, thì mức thuế phù hợp để bù đắp những tác động này là mức thuế công bằng và có tính đối ứng”, USTR lưu ý thêm.

USTR cũng đề cập đến hệ số co giãn của nhập khẩu theo giá cả, tức là mức độ nhạy cảm của nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu khi giá tăng, cũng như tác động của thuế cao hơn đối với giá cả hàng nhập khẩu.

Một số chuyên gia nhận định rằng phương pháp của chính quyền Mỹ có thể giúp họ linh hoạt hơn trong đàm phán thương mại. “Tôi chỉ có thể nói rằng sự mập mờ trong cách tính thuế có thể tạo ra dư địa linh hoạt để đạt được các thỏa thuận, nhưng cũng có thể làm tổn hại đến uy tín của Mỹ”, Rob Subbaraman, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại Nomura đánh giá.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…