Goldman Sachs đàm phán 2 tỷ USD với chính phủ Hoa Kỳ nhằm giải quyết bê bối

Goldman Sachs đang có các cuộc đàm phán cấp cao với chính phủ Hoa Kỳ để trả 2 tỷ USD tiền phạt do các liên quan tới vụ bê bối 1MDB.
Goldman Sachs đàm phán 2 tỷ USD với chính phủ Hoa Kỳ nhằm giải quyết bê bối

Goldman Sachs đang có các cuộc đàm phán cấp cao với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để trả mức phạt 2 tỷ USD do các liên quan tới bê bối 1MDB, theo tiết lộ từ Bloomberg. 

1MDB (1Malaydia Development Berhad) - đơn vị châu Á của công ty đầu tư Goldman Sachs đã có những vi phạm luật chống hối lộ của Hoa Kỳ. Các nhân viên tại Goldman đã bị cáo buộc giúp đỡ một nhà tài chính Malaysia gian lận hàng tỷ USD từ quỹ đầu tư 6,5 tỷ USD của 1MDB - số tiền vốn được để sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Tỷ phú Jho Low - người bị cáo buộc là chủ mưu trong bê bối 1MDB.
Tỷ phú Jho Low - người bị cáo buộc là chủ mưu trong bê bối 1MDB. 

Trong khi các cuộc đàm phán cấp cao vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng, nhưng một thoả thuận có thể đạt được vào tháng tới, theo nguồn tin có hiểu biết về vấn đề. Trước đó, Goldman Sachs đã nói rằng chỉ có 2 cựu nhân viên ngân hàng có liên quan trách nhiệm tới vụ bê bối và cũng rất khó để ngăn chặn những nhân viên có ý đồ lách luật kiểm soát. Tim Leissner, cựu nhân viên của Goldman Sachs, đã nhận tội lừa đảo vào năm ngoái và chính thức bị cấm hoạt động trong ngành tài chính. 

Nếu những thoả thuận đàm phán thành công, Goldman có thể tránh được những hậu quả tồi tệ nhất từ vụ bê bối mang tầm quốc tế như thế này. Các nhà phân tích cho biết, chi phí liên quan đến việc giải quyết hậu quả 1MDB có thể lên tới 5 tỷ USD. 

Goldman Sachs New York hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán riêng với chính quyền Malaysia, nơi đầu tiên đã nộp đơn cáo buộc hình sự đối với công ty. 

Cổ phiếu của Goldman Sachs đã giảm xuống mức 229,55 USD vào thứ Năm (19/12) nhưng vẫn tăng 37% trong năm nay. 

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...