Hải quân Mỹ phát triển UAV MQ-9B thành máy bay chống ngầm

Hải quân Mỹ đang thử nghiệm một máy bay không người lái (UAV) săn tàu ngầm mới ngoài khơi bờ biển California. UAV chống ngầm MQ-9B SeaGuardian do General Atomics Aeronautical Systems sản xuất sẽ tham gia "săn lùng" tàu ngầm Nga.

Tháng 11/2020, một chiếc MQ-9A Block V Reaper được thử nghiệm thả 10 phao thủy âm sonobuoy để theo dõi một mục tiêu mô phỏng tàu ngầm, trong cuộc thử nghiệm của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Nhà phát triển hệ thống cho biết, đây là lần đầu tiên một UAV được triển khai thực hiện chiến tranh chống ngầm ở chế độ tự động hóa.

Cuộc thử nghiệm là một phần trong chương trình phát triển UAV MQ-9B SeaGuardian thuộc Dự án nghiên cứu và phát triển, kết hợp với Bộ Tư lệnh Hệ thống Không quân Hải quân.

Nếu ý tưởng này chứng minh được tính hiệu quả trong tác chiến, có khả năng làm giảm đáng kể chi phí săn ngầm và tăng cường khả năng tác chiến của các phương tiện chống ngầm lớn, đắt tiền như P-8A Poseidon. UAV cũng có thể là phương tiện cơ bản, thực hiện chức năng chỉ huy, điều hành tác chiến chống ngầm cho các phương tiện chiến đấu trên không và mặt nước.

Sử dụng phần mềm xử lý thủy âm General Dynamics UYS-505, chiếc Reaper đã phát hiện và theo dõi một mục tiêu mô phỏng, được sử dụng trong các hoạt động huấn luyện tác chiến chống ngầm liên tiếp trong 3 giờ.

Theo thông tin từ General Atomics về cuộc thử nghiệm, MQ-9B SeaGuardian sẽ có bốn giá treo trên cánh, mang theo tối đa bốn thùng container thả phao thủy âm sonobuoy có kích thước 40 'A' hoặc 80 'G'.

“Đây là cuộc thử nghiệm lần đầu tiên của UAV trong tác chiến chống ngầm (ASW). Sự thành công của thử nghiệm này mở đường cho một phát triển tương lai những khả năng tác chiến chống ngầm của những chiếc UAV MQ-9 ”.

Chủ tịch công ty General Atomics Aeronautical Systems David Alexander cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục phối hợp với Hải quân Mỹ trong quá trình nghiên cứu các lựa chọn sáng tạo cho các hoạt động tác chiến phân tán dưới đáy biển.”

Phương thức "chiến tranh chống ngầm bằng các UAV" hứa hẹn là một giải pháp tác chiến chống các mối đe dọa dưới biển sâu rẻ hơn, hiệu quả cao hơn và có thể trở thành phương pháp đảm bảo cho một vùng biển “trong suốt”.

Bryan Clark, sĩ quan tàu ngầm nghỉ hưu và là thành viên cấp cao tại Viện Hudson cho biết: “Những gì đạt được là bây giờ P-8 không phải là phương tiện duy nhất thả phao thủy âm sonobuoys". Vì vậy, trong tương lai P-8 có thể trở thành phương tiện chỉ huy, kiểm soát và điều hành tác chiến trong chiến tranh chống ngầm, chứ không phải thực hiện nhiệm vụ thả sonobuoy và theo dõi mục tiêu.

“Hiện tại, thực tế trong chiến tranh chống ngầm là một chiếc P-8 bay trên vùng nước nghi ngờ, thả tất cả các phao thủy âm và bay lượn xung quanh các giờ trên biển để giám sát hiện trường phao thủy âm và xử lý, phân tích các tín hiệu thu được. Trong chiến tranh hiện đại tương lai, điều đó cần phải có nhiều P-8 để có thể kiểm soát một khu vực rộng lớn. Nhưng với ý tưởng này, MQ-9 thực hiện việc triển khai và giám sát các sonobuoy, thu thập thông tin về sở chỉ huy tác chiến, có thể trên P-8 với chi phí giờ bay thấp hơn nhiều".

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...