Hải quân Mỹ thể hiện sức mạnh răn đe trên Thái Bình Dương

Hạm đội 7 Mỹ trên vùng nước Tây Thái Bình Dương lần đầu tiên công bố những video hiếm có, thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu cao và là tín hiệu cảnh báo đối với Trung Quốc.

Trong một clip rất hiếm, hải quân Mỹ công bố cảnh máy bay tiêm kích đa nhiệm trên tàu sân bay F / A-18E Super Hornet đang bay theo dõi một tên lửa hành trình Tomahawk phóng lên từ tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga. Thời gian và địa điểm diễn ra vụ phóng thử nghiệm và tên của chiến hạm không được công bố.

Không quân thường tham gia các vụ diễn tập thử nghiệm, quay video từ trên không các vụ phóng tên lửa ở mọi quốc gia. Những video này thường được sử dụng trong nội bộ và rất ít khi công bố. Việc đăng tải video này cho thấy, Mỹ đang thể hiện cơ bắp với các đối thủ tiềm năng trên Thái Bình Dương.

Quay video vụ phóng tên lửa hành trình đối với Super Hornet không phải là vấn đề khó. Tốc độ tối đa của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ khoảng 2000 km /h, tốc độ tối đa của tên lửa Tomahawk cận âm là 880 km / h.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ công bố một video ngoạn mục khác: các máy bay tiêm kích Super Hornet đồng loạt phóng tên lửa không đối không trong một cuộc diễn tập chiến đấu.

Hai video thú vị này cho thấy một tin hiệu cảnh báo, trong năm 2021, vùng nước Tây Thái Bình Dương như eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, có thể sẽ gia tăng căng thẳng.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...