Hải quân Nga đưa khinh hạm tên lửa Gremyashchiy vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương

Ngày 29/12, chiếc tàu đầu tiên hộ tống hạm lớp Gremyashchiy chính thức được đưa vào biên chế Hải quân Nga. Lễ thượng cờ St. Andrew của Hải quân Nga được tổ chức tại Nhà máy đóng tàu Severnaya ở St. Peterburg.

Hạm đội Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ nhận 6 hộ tống hạm lớp Gremyashchiy. Các chuyên gia quân sự Nga cho biết, trong tương lai chiến hạm sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon.

Tàu hộ tống đầu tiên “Gremyashchiy” thuộc dự án 20385, sẽ thường trực chiến đấu tại căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương.

Hộ tống hạm Gremyashchiy

Gremyashchiy bắt đầu được đóng tại xưởng đóng tàu Severnaya Verf ngày 1/2/2012. Chiến hạm hạ thủy ngày 30/6/2017. Lượng giãn nước đầy tải của hộ tống hạm là 2.200 tấn, chiều dài 105 mét, rộng 13 mét, tốc độ 27 hải lý / giờ.

"Gremyashchiy" được trang bị tổ hợp pháo hạm tự động A-190-01 100 mm, hai pháo phòng không tốc độ cao 30 mm AK-630M và một tổ hợp ngư lôi chống ngầm "Packet-NK". Vũ khí chủ lực của frigate là hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK với giàn 8 giếng phóng thẳng đứng, hệ thống tên lửa phòng không Redut.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…