Hải quân Trung Quốc diễn tập tàu tên lửa tàng hình tấn công nhanh Type 022

Ngày 10/04/2020, các tàu tên lửa tàng hình nhanh Type 022 Houbei của Hải quân Trung Quốc (PLA) tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật, sử dụng pháo phòng không tầm gần CIWS, đạn khói gây nhiễu và cơ động chuyển đội hình chiến đấu.

Những bài huấn luyện trong cuộc diễn tập cho thấy, chiến thuật của các tàu tên lửa tấn công nhanh Type 022 là yểm trợ trong hải chiến vùng nước ven biển, do các chiến hạm này có thể tiếp cận khu vực chiến đấu nhanh hơn bất kỳ các chiến hạm hạng nặng nào.

Những chiến hạm tên lửa tốc độ cao này sẽ chiếm khu vực tác chiến có lợi, tấn công đánh chặn hạm đội đối phương, phóng đạn gây nhiễu hoặc đạn khói, giành lợi thế chiến thuật cho lực lượng tấn công chủ lực.

Hơn thế, với sự yểm trợ của lực lượng không quân hải quân, các chiến hạm Type 22 có thể tấn công và thoát ly chiến trường nhanh chóng nhờ tốc độ cao và thiết kế tàng hình.

Khinh hạm tên lửa tàng hình tấn công nhanh Type 22 của Hải quân Trung Quốc huấn luyện chiến đấu

Khinh hạm tên lửa Type 22 (định danh của NATO: Houbei) là lớp tàu thiết kế cho Hải quân Trung Quốc, do Nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua phát triển. Chiếc đầu tiên xuất xưởng tháng 04.2004 tại Thượng Hải.

Những chiến hạm này tích hợp công nghệ tàng hình, phát triển dưa trên thân tàu thiết kế AMD catamaran của Úc, cho phép sóng biển xuyên qua thân tàu (nhờ thiết kế tiên tiến này mà các tàu một thân (monohull) chỉ có thể đạt được một nửa hoặc ít hơn những thông số kỹ thuật hàng hải mà Type 22 có được), ổn định hơn so với các hạm tàu tên lửa tấn công nhanh khác trong điều kiện khí hậu, thời tiết phức tạp trên biển.

Nhờ giảm rung lắc và sức cản của nước, tình trạng say sóng và mất phương hướng đối với thủy thủ đoàn giảm đáng kể, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu / nhận thức tình huống của thủy thủ đoàn trên chiến hạm nhỏ trong điều kiện khó khăn, phức tạp của biển.

Type 22 được thiết kế để tuần tra các khu vực ven biển Trung Quốc, tác chiến trong khu vực duyên hải. Trong một số tình huống, chiến hạm này có thể đóng vai trò tấn công nhanh các cụm hải quân tấn công của đối phương, tạo điều kiện có lợi cho các hải đoàn chủ lực.  PLAN có 83 chiến hạm tấn công nhanh, mỗi chiến hạm trang bị tám tên lửa chống tàu YJ-83 CSS-N-8 Saccade.

Khinh hạm tên lửa tàng hình tấn công nhanh Type 22 của Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa chống tàu

Các chuyên gia Hải quân cho rằng, đội hình một số lượng lớn các khinh hạm tên lửa tàng hình sẽ là mối nguy hiểm đáng kể cho các tàu vận tải, hậu cần kỹ thuật của một cụm Hải quân tấn công. Với một số lượng lớn các tàu Type 22 đồng loạt khai hỏa tấn công một hoặc một nhóm mục tiêu nhất định như các tàu phụ trợ, có thể ngăn chặn một cụm tàu sân bay tấn công lớn.

Hiện nay Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt các chiến hạm đa nhiệm lớn hơn như hộ tống hạm Type 056, khu trục hạm Type 054A và khu trục hạm Type 052D, tàu tên lửa Type 022 được thiết kế cho các hoạt động phòng thủ bờ biển và những vùng nước gần.

Số lượng Type 22 có thể tiếp tục tăng lên tùy theo tình hình các vùng nước chiến lược Trung Quốc, khi các tàu sân bay của Trung Quốc đạt được số lượng lớn hơn, có khả năng vươn xa ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…