Hai tỷ phú hàng đầu của Nga lên tiếng kêu gọi hoà bình

Tỷ phú Nga Mikhail Fridman và Oleg Deripaska đã là hai trong số những doanh nhân hàng đầu của đất nước lên tiếng phản đối cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine.
Hai tỷ phú hàng đầu của Nga lên tiếng kêu gọi hoà bình

Tỷ phú Mikhail Fridman là một trong những người đàn ông giàu nhất nước Nga, kiểm soát công ty cổ phần tư nhân LetterOne và là người sáng lập Ngân hàng Alfa - ngân hàng tư nhân lớn nhất Nga. 

Trong một bức thư qua email mà ông Fridman đã gửi cho các nhân viên của mình tại LetterOne, lần đầu tiên được Financial Times đưa tin, trong đó kêu gọi “các bên hãy chấm dứt sự đổ máu của người dân vô tội”.

Tỷ phú Mikhail Firdman.
Tỷ phú Mikhail Firdman.

Sinh ra tại Ukraine, tỷ phú Fridman đã nhắc đến nguồn gốc của mình ở Lviv, nơi cha mẹ ông vẫn đang sinh sống: “Tôi được sinh ra tại Ukraine, nhưng đã dành phần lớn cuộc đời mình với tư cách là công dân Nga, xây dựng và phát triển sự nghiệp tại Nga. Bản thân tôi đều cảm thấy rất gắn bó với cả Ukraine và Nga; và cuộc xung đột hiện tại là một thảm kịch cho cả hai dân tộc”.

Tỷ phú Mikhail Fridman được xếp hạng là người giàu thứ 128 trên thế giới vào năm 2021, theo danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Người đàn ông 57 tuổi nói với các nhân viên trong lá thư rằng ông vốn thường tránh đưa ra các tuyên bố chính trị. “Tôi là một doanh nhân có trách nhiệm với hàng nghìn nhân viên của mình ở Nga và Ukraine. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng chiến tranh không bao giờ có thể là câu trả lời.”

Bên cạnh ông Fridman, một tỷ phú khác của Nga là ông Oleg Deripaska cũng đã lên tiếng kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình nên được bắt đầu “càng nhanh càng tốt” trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Tỷ phú Oleg Deripaska.
Tỷ phú Oleg Deripaska.

Ông Deripaska, người thành lập tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal của Nga viết: “Hòa bình là rất quan trọng.”

Tỷ phú Fridman và Deripaska là hai trong số ít những người Nga nổi tiếng - bao gồm các doanh nhân, diễn viên, nhạc sĩ và người dẫn chương trình truyền hình - đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine, mặc dù nhiều nhà tài phiệt Nga vẫn giữ im lặng.

Sự can thiệp từ các nước phương Tây khác có thể bắt đầu gây áp lực lên giới tinh hoa của Moscow để lên tiếng phản đối cuộc chiến quân sự hiện nay. Những người giàu nhất của đất nước dự kiến ​​sẽ đối mặt với biến động kinh tế đáng kể khi các lệnh trừng phạt chống lại Nga gia tăng, bao gồm cả việc trục xuất một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng toàn cầu SWIFT, được thiết kế để ngắt kết nối của Nga với tài chính quốc tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…