Hàn Quốc thử nghiệm thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm

Ngày 7/9, Yonhap dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, Hàn Quốc đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo (SLBM) phóng từ một tàu ngầm bản địa mới.

Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) thực hiện bài kiểm tra phóng tên lửa (SLBM) từ tàu ngầm Dosan Ahn Chang-ho ngày 5/9, sau khi đã phóng thử nghiệm thành công từ một xà lan ngầm dưới nước trong tháng 8.

Tên lửa đạn đạo SLBM được cho là một biến thể của tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B, có tầm bắn khoảng 500 km và sẽ được sản xuất hàng loạt để triển khai cho các đợt thử nghiệm khác - Yonhap cho biết.

Tàu ngầm mới được phát triển trong nước có lượng giãn nước 3.000 tấn, được trang bị sáu ống phóng thẳng đứng.

Sau vòng thử nghiệm bổ sung để xác định các tính năng kỹ chiến thuật theo yêu cầu thiết kế, SLBM sẽ được sản xuất hàng loạt để trang bị cho các chiến hạm. Với kết quả này, Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới sở hữu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.

Triều Tiên đang nỗ lực trang bị cho Hải quân các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM. Bình Nhưỡng đã trưng bày 4 thiết bị tên lửa đạn đạo như vậy trong cuộc diễu hành quân sự với sự tham gia của chủ tịch Kim Jong Un tháng 1/2021. Truyền thông nhà nước KCNA gọi những tên lửa này là “vũ khí mạnh nhất thế giới”.

Tên lửa đạn đạo SLBM khó bị phát hiện hơn do được phóng từ tàu ngầm, có thể tấn công bất ngờ và thường được gọi là “vũ khí thay đổi cuộc chơi”. Tên lửa mới được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là công cụ răn đe quan trọng của Hàn Quốc nhằm đối phó với lực lượng tên lửa của Triều Tiên.

Tháng 1, trong Đại hội Đảng Công nhân Triều Tiên, chủ tịch Kim Jong Un tuyên bố đã hoàn thành kế hoạch chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Yonhap đưa tin: “Bất kỳ tàu ngầm nào như vậy cần có nhiều năm mới có thể đưa vào biên chế, nhưng các nhà phân tích cho rằng đây là yếu tố thay đổi cuộc chơi chiến lược, cho phép Bình Nhưỡng thực hiện cuộc tấn công bất ngờ dưới ngầm, ngay cả khi lực lượng trên bộ đã bị tiêu diệt”.

Ông Kim đã kiểm tra một chiếc tàu ngầm mới, được đóng vào năm 2019. Những bức ảnh từ Truyền thông Triều Tiên cho thấy ông cùng các quan chức khác đứng cạnh một tàu ngầm khổng lồ.

Bộ Quốc phòng Seoul từ chối xác nhận chính thức về thông tin này.

Trong một thông cáo Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: "Quân đội của chúng ta phát triển các khí tài quân sự tiên tiến có sức mạnh cao để đảm bảo hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, xây dựng tiềm lực quân sự mạnh mẽ và có kế hoạch tiếp tục phát triển vũ khí trang bị".

Ngày 6/9, trong một yêu cầu ngân sách đệ trình lên quốc hội, Seoul phân bổ gần 1,5 nghìn tỷ won (1,3 tỷ USD) cho nghiên cứu và phát triển công nghệ quốc phòng trong năm 2022.

Nếu được thông qua, đây sẽ là một bước đại nhảy vọt đến 76% trong ngân sách nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng, được sử dụng để “tích cực phát triển các công nghệ tiên tiến trong tương lai” - theo Yonhap.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...