Hy vọng nắm bắt cơ hội trong làn sóng mua sắm online, Japan Airlines tái vận hành các máy bay chở hàng sau 13 năm

Japan Airlines mới đây đã vận hành trở lại các tuyến máy bay chở hàng sau hơn 13 năm, với hy vọng bắt kịp làn sóng mua sắm trực tuyến ngày càng bùng nổ trên toàn thế giới sau đại dịch Covid-19…

Hy vọng nắm bắt cơ hội trong làn sóng mua sắm online, Japan Airlines tái vận hành các máy bay chở hàng sau 13 năm

Sau 13 năm, hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines đã quyết định nối lại các chuyến bay chở hàng chuyên dụng, tham gia vào hệ thống hậu cần quan trọng nhằm đáp ứng cho nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng mở rộng trên khắp thế giới.

Dịch vụ của Japan Airlines được thực hiện cùng sự hợp tác với công ty con của Tập đoàn DHL, đơn vị vận chuyển hàng đầu thế giới. Mục đích chính của thoả thuận là cung cấp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng một mạng lưới vận chuyển hàng hóa hàng không ổn định và bền vững khi giao dịch và mua bán quốc tế.

Để đáp ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ của các chuyến hàng chuyển phát nhanh xuyên biên giới, DHL trong thời gian qua đã tăng cường mạng lưới cơ sở hạ tầng của mình, bao gồm cả việc khánh thành Trung tâm Trung Á mở rộng gần đây, cơ sở trung tâm lớn nhất của DHL ở Châu Á Thái Bình Dương. Và thoả thuận được ký kết với Japan Airlines sẽ giúp DHL tăng cường hơn nữa mạng lưới nội vùng Đông Á của mình.

Vào 19/2, chuyến bay chở hàng đầu tiên của hãng máy bay Nhật Bản đã khởi hành từ sân bay Narita gần Tokyo đến Đài Bắc trong cùng ngày. Vốn là dòng máy bay chở khách Boeing 767 được cải tiến, máy bay chở hàng mới của Japan Airlines có chiều dài 54,9 mét, cao 16,0 mét và có thể chở trọng tải tối đa 48 tấn.

Trước mắt, chiếc máy bay này sẽ phụ trách việc vận chuyển hàng hoá từ sân bay Narita và sân bay Chubu ở miền trung Nhật Bản tới các thành phố châu Á lân cận như Seoul, Thượng Hải và Đài Bắc. Japan Airlines có kế hoạch tăng tổng số máy bay chở hàng lên 3 chiếc vào năm tài chính 2025.

Máy bay sẽ chủ yếu vận chuyển hàng hóa có nhu cầu tương đối ổn định ở trong và ngoài nước như thuốc men và các mặt hàng dễ hư hỏng. Ngoài ra, Japan Airlines cũng dự kiến sẽ kết hợp đưa các lô hàng mỹ phẩm Nhật Bản ra thị trường nước ngoài đồng thời đưa hàng hóa thông thường và quần áo về nước.

Phát biểu tại buổi lễ khởi động được tổ chức tại sân bay Narita, ông Yuichiro Kito, phó chủ tịch cấp cao phụ trách hàng hóa và thư tín của Japan Airlines cho biết: “Chúng tôi muốn chủ động và nhiệt tình tham gia vào một thị trường đang phát triển rực rỡ”.

Trước đây vào khoảng thời gian năm 2010, Japan Airlines đã buộc phải loại bỏ hoàn toàn dịch vụ máy bay chở hàng chuyên dụng khi hãng hàng không tuyên bố phá sản, khiến hoạt động vận chuyển hàng hoá đều phải dựa “ké” vào các máy bay chở khách.

Xem thêm

Vietjet hợp tác với Japan Airlines

Vietjet hợp tác với Japan Airlines

Theo thông tin từ tờ Nikkei, Japan Airlines (JAL) sẽ hợp tác với CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air – mã: VJC) để lại thị trường Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…