Dòng máy bay “Made in China” đầu tiên được ra mắt trên trường quốc tế

Trung Quốc đã cho ra mắt dòng máy bay thân hẹp nội địa đầu tiên tại Triển lãm Hàng không Singapore, nỗ lực tạo dấu ấn trong mắt các đối tác quốc tế và cạnh tranh với Boeing và Airbus…

Dòng máy bay “Made in China” đầu tiên được ra mắt trên trường quốc tế

Dòng máy bay C919 thân hẹp do Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất đã thực hiện chuyến bay đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc tại Triển lãm Hàng không Singapore.

Cùng với C919, chỉ có một số dòng máy bay khác của Airbus tham gia biểu diễn ngoài khơi Singapore trong sự kiện lần này. Trong khi đó, Boeing không trưng bày máy bay thương mại trong năm nay.

Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực cho tham vọng phá bỏ sự thống trị của hai nhà sản xuất máy bay phương Tây Boeing và Airbus trên thị trường toàn cầu. Nỗ lực của quốc gia tỷ dân trong việc nâng cao dấu ấn của dòng máy bay C919 và Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) đã được thấy rõ trong thời gian gần đây.

Vào tháng 1, một quan chức cấp cao của COMAC cho biết tập đoàn hứa hẹn đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ trong 3-5 năm tới để mở rộng năng lực sản xuất C919 và hợp tác với nhiều đối tác quốc tế.

COMAC có hai sản phẩm chở khách: máy bay phản lực khu vực ARJ21 và máy bay chở khách thân hẹp hai động cơ C919 có kích thước lớn hơn với 158-192 chỗ ngồi, cạnh tranh với các mẫu Airbus A320neo và Boeing 737 MAX 8 vốn đã có tên tuổi.

Hiện tại, C919 mới chỉ được chứng nhận ở Trung Quốc và chiếc đầu tiên trong số 4 chiếc C919 đã được sản xuất đang bắt đầu bay với hãng hàng không China Eastern Airlines.

Trên thực tế, C919 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đại lục vào tháng 12 vừa qua tại Hồng Kông. ARJ21 đang được TransNusa Air của Indonesia sử dụng.

104995805-gettyimages-914744276-2778.jpg

Với việc Airbus đang nỗ lực tăng cường sản xuất và đáp ứng nhu cầu về máy bay mới, còn Boeing đang phải vật lộn với một loạt khủng hoảng, ngành hàng không đang chờ xem COMAC sẽ định vị mình như một giải pháp thay thế khả thi như thế nào.

Adam Cowburn thuộc Công ty Tư vấn Hàng không Alton cho biết: “Chúng tôi nhận thấy xu hướng ngày càng tăng khi khách hàng đưa tùy chọn C919 vào quy trình đánh giá đội bay của họ”.

Đã có hai chiếc C919 đã được giao cho khách hàng vào năm 2023. Công ty tư vấn hàng không IBA dự báo 7-10 chiếc C919 có thể được giao vào năm 2024.

Mike Yeomans, công ty tư vấn hàng không IBA nhận định: “Với việc các dòng máy bay hẹp của Airbus và Boeing như A320neo và 737 MAX đã được đặt trước trong hầu hết thập kỷ này, C919 có cơ hội lớn để giành thị phần, đặc biệt là ở thị trường nội địa”.

“Những thách thức trước mắt đối với COMAC xoay quanh việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu địa phương và chứng nhận để thâm nhập thị trường quốc tế”, ông Mike Yeomans nhấn mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…