IMF cảnh báo hậu quả của Covid-19 đối với nền kinh tế châu Á

IMF cảnh báo về thiệt hại kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra đối với châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
IMF cảnh báo hậu quả của Covid-19 đối với nền kinh tế châu Á

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, rất có thể, đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 60 năm, châu Á sẽ không đăng ký báo cáo tăng trưởng kinh tế trong năm nay vì tác động của dịch Covid-19. 

“Đây là một cuộc khủng hoảng chưa bao giờ có. Nó còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và châu Á cũng không tránh khỏi những tác động của nó,” ông Chang Yong Rhee, giám đốc Sở châu Á Thái Bình Dương của IMF viết trong một bài đăng được công bố rộng rãi. 

“Tác động của đại dịch Covid-19 đối với khu vực sẽ vô cùng nghiêm trọng và chưa từng có,” ông Rhee nói thêm. 

Châu Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Trong các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và cuôc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, châu Á vẫn chứng minh được tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 1,3% và 4,7%. 

Nhưng đại dịch Covid-19 - lây nhiễm cho hơn 2 triệu người và giết chết 130.000 người trên thế giới - đã gây gián đoạn nhiều hoạt động kinh tế toàn cầu khi các quốc gia phải ban hành lệnh phong toả toàn quốc, đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.

Thống kê cho thấy sự gia tăng của dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới ( từ 23/1 cho đến 12/4).
Thống kê cho thấy sự gia tăng của dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới ( từ 23/1 cho đến 12/4).

IMF cho biết, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng 3% trong năm nay. Các quốc gia đối tác thương mại lớn nhất của châu Á dự kiến cũng sẽ phải trải qua đợt suy giảm mạnh: Hoa Kỳ được dự đoán sẽ giảm 5,9% rong khi toàn bộ khu vực đồng euro được dự báo sẽ mất khoảng 7,5%. 

Dưới đây là một số dự đoán, theo nhận xét được chuẩn bị của ông Chang Yong Rhee trong một cuộc họp báo ở Washington D.C. :

  • Nhật Bản: giảm 5,2%
  • Ấn Độ: giảm 1,9%
  • Hàn Quốc: giảm 1,2%
  • Một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines: giảm khoảng 1,3%. 

Tuy nhiên, về mặt hoạt động, châu Á dường như có những điểm mạnh hơn so với các khu vực khác. Tăng trưởng trong khu vực có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 nếu các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh,  kích thích sự phục hồi và hỗ trợ nền kinh tế được triển khai triệt để. 

Các khu vực trên thế giới đang trải qua từng giai đoạn đại dịch khác nhau. Trung Quốc - nơi bắt đầu của dịch bệnh, đang bắt đầu quay trở lại hoạt động, trong khi nhiều quốc gia khác vẫn phải áp dụng các biện pháp kiểm soát và phong toả hay một số nơi đối mặt với nguy cơ lây nhiễm lần thứ 2...

Sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế thế giới nói chung và châu Á nói riêng sẽ còn phải phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của dịch bệnh và cách mà các chính sách hỗ trợ được thực hiện.

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm