IMF: Sự phân mảnh có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại tới 7% GDP

Sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu sau nhiều thập kỷ hội nhập sẽ sớm dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với thế giới.
kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy sự phân mảnh nghiêm trọng của nền kinh tế toàn cầu sau nhiều thập kỷ hội nhập có thể làm giảm tới 7% sản lượng GDP toàn cầu, nhưng tổn thất có thể lên tới 8-12% ở một số quốc gia trong tương lai gần. 

Theo báo cáo được phát hành mới đây của IMF, dòng chảy hàng hóa và vốn toàn cầu đã chững lại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn 2008-2009, cùng với đó là sự gia tăng các hạn chế thương mại trong những năm tiếp theo.

Báo cáo nhận định: “Đại dịch Covid-19 và cuộc chiến Nga - Ukraine như một bài thử đối với mối quan hệ quốc tế và làm gia tăng sự hoài nghi về lợi ích của toàn cầu hóa”.

IMF cho biết mối quan hệ thương mại sâu sắc đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói trên toàn cầu trong nhiều năm, đồng thời mang lại lợi ích cho người tiêu dùng có thu nhập thấp ở các nền kinh tế tiên tiến thông qua giá cả hợp lý. 

Trong khi đó, những hạn chế đối với di cư xuyên biên giới sẽ tước đi các kỹ năng có giá trị trong một số nền kinh tế, đồng thời làm giảm lượng kiều hối ở các quốc gia. Dòng vốn giảm sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi sự suy giảm hợp tác quốc tế sẽ gây rủi ro cho việc cung cấp hàng hóa quan trọng trên toàn cầu. 

IMF cho biết các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng sự phân mảnh càng sâu thì chi phí càng lớn, với việc tách rời công nghệ sẽ làm gia tăng đáng kể thiệt hại do hạn chế thương mại.

Báo cáo lưu ý rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi và các quốc gia có thu nhập thấp có thể gặp rủi ro cao nhất khi nền kinh tế toàn cầu chuyển sang “khu vực hóa tài chính” nhiều hơn và hệ thống thanh toán toàn cầu bị phân mảnh.

“Sự phân mảnh kinh tế toàn cầu có thể dẫn đến biến động kinh tế vĩ mô, khủng hoảng nghiêm trọng hơn và áp lực lớn hơn đối với các vùng đệm quốc gia", báo cáo của IMF cảnh báo. “Nó cũng có thể làm suy yếu khả năng của cộng đồng toàn cầu trong việc hỗ trợ các quốc gia gặp khủng hoảng và làm phức tạp thêm việc giải quyết các cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…