Israel phóng tên lửa phá hủy trạm quan sát của Quân đội Syria trên cao nguyên Golan

Cuối ngày 17 tháng 8, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), sử dụng tên lửa có điều khiển phá hủy một trạm quan sát của Quân đội Syria (SAA) trên địa phận tỉnh al-Quneitra, miền nam Syria.

Ba tên lửa dẫn đường độ chính xác cao Spike NLOS đã đánh trúng vị trí trạm quan sát trên đồi Qurs al-Nafil phía tây của thị trấn Hader, chỉ cách ranh giới “Phân cách các lực lượng” vài trăm mét trên vùng Cao nguyên Golan đang bị Israel kiểm soát.

Ba quả tên lửa đã phá hủy hoàn toàn trạm quan sát, nhưng các nguồn tin địa phương ở Hadar cho biết, cuộc tấn công của Israel không gây thương vong nhân sự, do trong trạm quan sát không có người.

Hãng thông tấn Nhà nước Syria SANA thừa nhận đã diễn ra vụ tấn công, nhưng quân đội Syria không thể đáp trả bằng đòn phản kích do chênh lệch lực lượng và nguy cơ phải đối mặt với một chiến dịch tập kích quy mô lớn.

Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SORH) có trụ sở tại London, các lực lượng quân tình nguyện do Iran hậu thuẫn thường xuyên sử dụng trạm quan sát này. Lực lượng Hezbollah Lebanon, quân tình nguyện người Shiite chủ lực của của Iran cũng đang đóng quân ở Hader và vùng lân cận.

Đầu năm nay, quân đội Israel rải truyền đơn cảnh báo các quân nhân quân đội Syria tại al-Quneitra, đặc biệt là thuộc các đơn vị trong Quân đoàn , không cộng tác với Hezbollah. Để cảnh báo quân đội Syria, Israel sử dụng các đơn vị biệt kích, xe tăng, trực thăng tiến công phá hủy một số đồn bốt nhỏ của quân đội Syria, được cho là đã giao cho Hezbollah sử dụng ở al-Quneitra trong vài tháng qua.

Mặc dù không có các cuộc chiến quy mô lớn với các đơn vị quân tình nguyện người Shia được Iran hậu thuẫn, Israel thường xuyên tấn công vào các mục tiêu của quân đội Syria với cáo buộc đây là các vị trí của những lực lượng do Iran hậu thuẫn, trong đó có Hezbollah.

Những hành động của Israel không phải để chống lại Iran và các đơn vị quân tình nguyện, mà nhằm duy trì trạng thái căng thăng khu vực để có thể tiếp tục duy trì và tạo điều kiện mở rộng vùng kiểm soát ở các quốc gia láng giềng.

Một cuộc xung đột lớn với Syria sẽ khiến Tel Aviv có thêm vùng đất mới, do thực tế, quân đội Syria không phải là đối thủ của IDF.

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.