Israel: Tên lửa không đối không tầm gần Rython-5 có thể liên kết với các máy bay chiến đấu

Công ty Rafael Advanced Defense Systems nâng cấp tên lửa không đối không Rython-5, cho phép liên kết tên lửa với các máy bay được trang bị phần mềm Global Link trong đội hình chiến đấu trên không.

Công ty Rafael Advanced Defense Systems hiện đại hóa tên lửa không đối không tầm ngắn Python-5 thế hệ 5 (AAM) bằng khả năng kết nối mạng, cho phép thu nhận các mục tiêu trong môi trường chiến thuật không đối không từ các máy bay liên kết, trang bị hệ thống vô tuyến, xác định bằng phần mềm Global Link (SDR) của công ty.

Tên lửa không đối không Python-5 máy bay chiến đấu đa năng F-16I của Không quân Israel.
Tên lửa không đối không Python-5 máy bay chiến đấu đa năng F-16I của Không quân Israel.

Dựa trên công nghệ BNET độc quyền của Rafael, Global Link là một hệ thống đa băng tầng (VHF / UHF + L) IP MANET (mạng ad hoc di động – tùy biến không dây) tiên tiến trên không  tự động hóa cao, được thiết kế để tăng cường trao đổi thông tin an toàn giữa các máy bay chiến đấu hiện đại trong các hoạt động chiến thuật đường không. MANET là một mạng đa điểm, tự cấu hình và tự động hóa cao độ, sử dụng các nút di động trung gian làm bộ định tuyến và truyền dữ liệu giữa các thiết bị di động.

Sử dụng công nghệ Tiếp nhận đa kênh (MCR), Global Link hỗ trợ đồng thời các giao tiếp (AM / FM) thế hệ trước và các dạng truyền thông MANET cao cấp với dữ liệu dung lượng cao, đàm thoại kỹ thuật số, video, sử dụng nhiều rơ le tự động hóa tạo ra một mạng lưới thông tin chiến thuật giữa các máy bay phản lực, không chỉ nâng cao nhận thức tình huống trên không mà còn cho phép liên kết với tên lửa không đối không tầm gần Python-5 của Rafael và các tên lửa không đối không AAM khác.

Yaniv Rotem, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh Tên lửa Không đối Không của Rafael Advanced Defense Systems, giải thích với Janes, một máy bay chiến đấu hiện đại, trang bị Global Link có thể phóng Python-5 AAM tới mục tiêu, xuất phát trên màn hình giao diện mạng chiến thuật chứ không phải từ radar. Theo Rotem, không cần lắp thêm bộ thu phát nào trên máy bay do các máy bay khác nhau, sử dụng cùng một hệ thống SDR cho phép thực hiện các chức năng liên kết với tên lửa và dẫn đường đến mục tiêu.

Bằng giải pháp này, trong đội hình các máy bay được trang bị SDR, một máy bay xác định mục tiêu, nhưng một máy bay khác, từ một hướng khác có thể phóng tên lửa Python-5, tên lửa nhận được thông tin mục tiêu và tấn công tiêu diệt máy bay của đối phương.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...