Không quân Nga cùng lúc tấn công Al-Qaeda ở Idlib và IS trên vùng sa mạc miền Trung Syria

Lực lượng không quân Nga, trong cùng một ngày, tiến hành hai cuộc tập kích đường không, đánh vào các căn cứ hầm ngầm của cả khủng bố Al-Qaeda và IS ở Syria.

Sáng sớm ngày 26/7, không quân Nga, sử dụng bom phá hầm ngầm độ chính xác cao tiến hành cuộc không kích nhằm vào một căn cứ hầm ngầm của tổ chức khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria) nằm giữa làng Kansafra và làng Al-Bara thuộc tỉnh Idlib của Syria. Cuộc không kích phá hủy một kho vũ khí đạn dược của HTS, được cất giấu sâu trong lòng đất.

Không quân Nga phá hủy một căn cứ hầm ngầm của khủng bố Al-Qaeda ở Idlib.

Cùng ngày, các máy bay ném bom không quân Nga tiến hành một loạt cuộc không kích bằng bom có điều khiển vào các căn cứ bí mật, vị trí ẩn nấp của IS trên vùng sa mạc miền trung Syria.

Cuộc không kích phá hủy 5 căn cứ ngầm của IS trong các hang động cách Palmyra 30 km về phía bắc. Đây là nơi ẩn náu, cất giữ vũ khí đạn dược, lương thực thực phẩm và là bàn đạp cho các cuộc tấn công. Một nguồn tin quân sự Syria cho biết, khoảng 60 tên khủng bố đã bị tiêu diệt trong cuộc tập kích đường không này.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...