Khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng Châu Á ra sao?

Các ngân hàng Nhật Bản sẽ là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất khu vực châu Á.
Khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng Châu Á ra sao?

Các công ty và nhà đầu tư châu Á đang theo sát tình hình khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh đồng tiền của quốc gia này đang có nhiều biến động và có thể ảnh hưởng lên cả thị thường tài chính toàn cầu.

Đồng lira đã rớt giá hơn 20% vào cuối tuần trước và cán mốc thấp kỷ lục mới tại châu Á hôm 13/8 với 1 USD =7,2 lira. Nguyên nhân là thái độ lưỡng lự của Tổng thống Tayyip Erdogan trong việc kiểm soát lạm phát phi mã ở đất nước Tây Á này.

Theo như ông nói: "Ngày nào tôi còn sống, chúng tôi sẽ không rơi vào bẫy lãi suất" với hàm ý ông sẽ yêu cầu ngân hàng trung ương dừng việc tăng lãi suất lên cao.

Các doanh nghiệp cũng lo lắng về sức khỏe của đồng lira. Theo một chuyên gia nước ngoài làm cho một nhà máy Nhật Bản tại Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ chẳng khách hàng nào có thể mua được hàng do giá bán quá cao vì ảnh hưởng của rớt giá. "Một vài nhà sản xuất có thể phải ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu nhập khẩu".

Thị trường chứng khoán cũng chịu nhiều áp lực vào ngày 13/8 vừa qua. Tất cả chỉ số chứng khoán lớn ở châu Á, ngoại trừ Việt Nam, đều giảm do lo ngại tình hình có thể xấu hơn. Chứng khoán Mỹ cũng chịu cảnh tương tự với đà giảm 4 ngày liên tiếp của S&P 500 và Dow Jones.

Tuy nhiên các công ty và ngân hàng châu Á không chịu nhiều rủi ro bằng phía châu Âu. Theo một báo cáo từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), kinh tế Nhật Bản là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tính tới rủi ro cao nhất, 10,9 tỷ USD là mức rủi ro đối với Nhật Bản khi kết thúc quý I/2018, trong khi đó Tây Ban Nha chịu mức rủi ro 80,8 tỷ USD và Pháp là 35,1 tỷ USD.

Một viên chức làm việc tại một ngân hàng Nhật Bản cho biết mức rủi ro chỉ bằng vài % so với tổng tài sản ở nước ngoài nên ảnh hưởng dự kiến không lớn lắm.

Hàn Quốc là nền kinh tế tiếp theo trong danh sách với 1,7 tỷ USD, theo sau là Đài Loan (0,5 tỷ USD) và Australia (0,1 tỷ USD). Dữ liệu của BIS không có Trung Quốc nhưng mức độ rủi ro dự kiến cũng tương tự Nhật Bản.

Ngày 26/7, Bộ trưởng Tài chính Thỗ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak đã đăng một dòng tweet đề cập đến việc các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ gói vay trị giá 3,6 tỷ USD từ Trung Quốc.

Đối với những công ty Châu Á đang hoạt động tại đây, tình hình khủng hoảng đang dấy lên nhiều quan ngại. Do vị trí địa lý và lao động giá rẻ, Thỗ Nhĩ Kỳ từ lâu đã là một thị trường lý tưởng cho châu Âu và thu hút nhiều đầu tư từ châu Á.

Mức rủi ro mà các hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế sẽ gánh chịu do khủng hoảng Thỗ Nhĩ Kỳ

Toyota Motor, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất xứ Phù Tang, đã mở một nhà máy lắp ráp tại đông Istanbul năm 1994 và đóng vai trò như một cơ sở xuất khẩu đi các nước trong khu vực. Ngoài ra, nhà điều hành bệnh viện IHH Healthcare (Malaysia) nhận định Thỗ Nhĩ Kỳ là một trong những thị trường chủ đạo.

Cosco Shipping Port (Trung Quốc) năm 2015 cũng đã mua lại một lượng cổ phần cảng biển quốc tế Kumport và vụ đầu tư này là một trong những yếu tố tạo nên chiến lược Vành đai - con đường của Trung Quốc sau này.

Cuối phiên giao dịch ngày 13/8, giá cổ phiếu Toyota trên sàn chứng khoán Tokyo đã giảm 2,1%, cao hơn mức giảm 2% của chỉ số Nikkei 225. Còn ở Malaysia, cổ phiếu IHH Healthcare giảm 7% trong khi chỉ số KLCI chỉ giảm khoảng 1%. Ở Hong Kong, giá cổ phiếu Cosco Shipping Port giảm 4% và chỉ số Hang Seng giảm 1,2%.

Theo Mitsuhito Ono, giám đốc nghiên cứu marketing quốc tế tại Japan External Trade, tình thế đang trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

"Kinh tế Thỗ Nhĩ Kỳ đã hưởng lợi từ các khoản đầu tư nước ngoài và những khoản đầu tư này đang tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra thường xuyên" và theo chuyên gia này, đồng lira sắp tới sẽ tiếp tục mất giá.

Điều được quan tâm bây giờ là những ảnh hưởng của việc đồng lira mất giá tác động lên nền kinh tế toàn cầu. Kevin Hassett, chuyên gia tư vấn kinh tế cho Nhà Trắng, cho biết chính quyền Trump sẽ theo dõi sát sao tình hình tài chính ở Thỗ Nhĩ Kỳ sau đợt mất giá của đồng lira.

Trả lời phỏng vấn MSNBC, ông nói: "Chúng tôi và Bộ trưởng Tài chính đang theo dõi diễn biến sát sao. Khi một đất nước mất đi sự tự do dân chủ thì sẽ không lường trước được những gì sẽ xảy ra tiếp theo cho nền kinh tế và tôi nghĩ sẽ có nhiều bất ổn".

Theo Người đồng hành

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…