Kỷ nguyên "lao động giá rẻ" ở Châu Á sắp kết thúc?

Các nhà máy ở châu Á đang trong tình trạng thiếu công nhân. Điều này khiến các doanh nghiệp buộc phải tăng lương và nâng cấp hạ tầng làm việc. Kéo theo chi phí sản xuất tăng. Đó cũng là tin xấu đối với các doanh nghiệp phương Tây - vốn đã quen với nguồn hàng hóa giá rẻ được sản xuất tại châu Á...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nơi làm việc có cửa sổ kính trong suốt từ trần đến sàn, quán cà phê phục vụ trà matcha cũng như các lớp học khiêu vũ và yoga miễn phí. Hàng tháng, các công nhân có các buổi tụ tập xây dựng nhóm để uống bia, lái xe trên đường đua và chơi bowling.

Đây không phải là nơi làm việc của Google. Đó là nhà máy may Un-Available ở TP. HCM của Việt Nam.

Châu Á, công xưởng của thế giới và là nguồn cung cấp hàng hóa giá rẻ cho người tiêu dùng Mỹ, đang gặp phải một vấn đề lớn. Đó là những người trẻ tuổi ở châu Á nói chung không muốn làm việc trong các nhà máy.

fed1-20-jpeg-8683-1691399674.jpg
Một lớp học yoga cho công nhân tại nhà máy may Un-Available
càe.jpg
Quán cà phê trong khuôn viên nhà máy may Un-Available

Đó là lý do tại sao nhà máy may Un-Available đang cố gắng biến đổi môi trường làm việc trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều lao động hơn. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đang vang lên đối với các công ty phương Tây dựa vào lao động giá rẻ của khu vực để sản xuất hàng tiêu dùng giá cả phải chăng.

ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THAY ĐỔI

Thời kỳ “hoàng hôn” của lao động nhà máy giá rẻ ở châu Á đang nổi lên như một phép thử mới nhất đối với mô hình sản xuất toàn cầu hóa. Trong ba thập niên qua, mô hình này đã cung cấp một lượng lớn hàng hóa được sản xuất với giá rẻ cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Nhưng người tiêu dùng Mỹ, vốn đã quen mua thời trang và TV màn hình phẳng giá rẻ từ châu Á, có thể sớm chứng kiến giá các mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn.

“Không còn nơi nào trên hành tinh này có thể cung cấp cho bạn những gì bạn muốn. Mọi người sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng của họ, và các thương hiệu cũng vậy”, Paul Norriss, người đồng sáng lập người Anh của nhà máy may Un-Available nói.

Paul Norriss cho biết những công nhân ở độ tuổi 20 - lực lượng lao động truyền thống của ngành may mặc, thường xuyên bỏ dở chương trình đào tạo của công ty ông. Những người ở lại thường chỉ làm việc trong một vài năm. Ông Paul Norriss hy vọng rằng việc xác định chỉ số tuyệt vời tại nơi làm việc có thể tạo ra sự khác biệt.

fed1-22-jpeg-6475-1691399674.jpg
Công nhân Việt Nam làm ở công ty sản xuất đồ gỗ

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, các nhà máy châu Á buộc phải tăng lương và áp dụng các chiến lược tốn kém để giữ chân công nhân, từ việc cải thiện giá vé ăn uống cho đến xây dựng trường mẫu giáo cho con cái của công nhân.

Nhà sản xuất đồ chơi và trò chơi Hasbro cho biết, năm nay do tình trạng thiếu lao động ở Việt Nam và Trung Quốc nên chi phí đã bị đẩy lên cao. Nhà sản xuất Barbie Mattel, có cơ sở sản xuất lớn ở châu Á, cũng đang vật lộn với nhiều khó khăn khi chi phí lao động ngày càng cao hơn. Cả hai công ty này bắt buộc phải tăng giá cho sản phẩm của họ. Nike, công ty sản xuất phần lớn giày ở châu Á, hồi tháng 6 cho biết, họ buộc phải tăng giá thành sản phẩm do chi phí nhân lực tăng cao.

Manoj Pradhan, một nhà kinh tế tại London cảnh báo những người tiêu dùng Mỹ đã quen với việc giá hàng hóa duy trì tương đối ổn định so với thu nhập khả dụng của họ sẽ phải nghĩ lại. "Đã có sự đảo ngược lớn về nhân khẩu học", chuyên gia này nói.

NGƯỜI TRẺ TÌM RA NHIỀU HƯỚNG ĐI MỚI

Bắt đầu từ những năm 1990, Trung Quốc và sau đó là các trung tâm sản xuất khác của châu Á đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, biến các quốc gia của những người nông dân nghèo thành những cường quốc sản xuất. Hàng hóa lâu bền như tủ lạnh và ghế sofa trở nên rẻ hơn.

Giờ đây, các quốc gia sản xuất đó đang phải đối mặt với một vấn đề mang tính thế hệ. Những người lao động trẻ tuổi, được giáo dục tốt hơn và tiếp xúc nhiều hơn với mạng xã hội, đang quyết định rằng cuộc sống công việc của họ không nên diễn ra nhàm chán bên trong các bức tường của nhà máy.

nhà máy.jpg
Công nhân Việt Nam tại một nhà máy sản xuất giày

Sự thay đổi nhân khẩu học đang đóng một vai trò quyết định trong các công ty sản xuất tại châu Á. Những người trẻ tuổi ở châu lục này đang có ít con hơn so với cha mẹ của họ và kết hôn ở độ tuổi muộn hơn. Do đó, họ ít chịu áp lực hơn trong việc kiếm được thu nhập ổn định ở tuổi 20. Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng bùng nổ đã mang đến cho họ những cơ hội công việc tốn ít sức lao động hơn như nhân viên trong trung tâm thương mại hay lễ tân khách sạn.

Vấn đề này đặc biệt căng thẳng ở Trung Quốc, nơi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị lên tới 21% trong tháng 6, dù nhiều nhà máy thiếu lao động. Các công ty đa quốc gia đang chuyển hoạt động sản xuất sang các nước lân cận. Nhiều chủ nhà máy ở đại lục cho biết họ cũng đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động trẻ.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc, mức lương tại nhà máy ở Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2011 lên 320 USD/tháng, gấp 3 lần tốc độ ở Mỹ. Tại Trung Quốc, con số này là 122% từ năm 2012 đến 2021.

Không giống như trước đây, hiện nay, các nhà sản xuất không dễ dàng chuyển hoạt động đến các điểm đến ít tốn kém hơn. Nhiều nước ở châu Phi và Nam Á có lực lượng lao động lớn, nhưng lại không ổn định về chính trị, hoặc thiếu cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động được đào tạo.

Ấn Độ có lực lượng dân số khổng lồ và các công ty tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc đang mở rộng sản xuất ở đó. Nhưng các nhà quản lý nhà máy ở Ấn Độ đang bắt đầu than vãn về những khó khăn trong việc giữ chân công nhân trẻ.

Nhiều thanh niên Ấn Độ thích công việc nông trại, vốn nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình phúc lợi của nhà nước. Nếu không làm nông nghiệp, họ có thể chọn công việc tự do ở các thành phố hơn là sống trong ký túc xá của nhà máy ở các trung tâm công nghiệp.

Việt Nam cũng đang trong tình trạng công nhân trẻ không còn muốn cống hiến thanh xuân trong các nhà máy và làm lặp đi lặp lại một công việc.

grab.jpg
Tại Việt Nam, nhiều người trẻ muốn làm xe ôm công nghệ hơn làm việc trong nhà máy

Nguyễn Anh Tuấn, 25 tuổi, tốt nghiệp trung học, bỏ công việc thợ máy tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở ngoại thành Hà Nội để làm tài xế xe máy cho Grab. Anh cho rằng việc chở khách với mức lương hiện tại thấp hơn công việc ở nhà máy nhưng đó là sự thay đổi xứng đáng vì anh chính là ông chủ của chính mình.

“Những người giám sát của tôi thường đưa ra những nhận xét rất khó chịu, khiến tôi rất căng thẳng”, Tuấn chia sẻ về ba năm làm việc tại nhà máy. Anh cũng nói rằng công việc tại nhà máy sẽ chỉ hấp dẫn nếu mức lương được tăng lên khoảng 10 triệu đồng.

Nắm bắt được thực tế mới của thị trường lao động, nhiều nhà máy sản xuất cũng bắt đầu cải thiện lại môi trường làm việc, tăng tiền lương để giữ chân đối tượng lao động trẻ.

Tại Malaysia, một trung tâm sản xuất bán dẫn và điện tử, các nhà máy đang bỏ yêu cầu mặc đồng phục, điều mà công nhân trẻ rất ghét. Họ cũng đang thiết kế lại không gian làm việc.

Syed Hussain Syed Husman, Chủ tịch Liên đoàn chủ sử dụng lao động Malaysia, nói: “Chúng tôi đang cố gắng tạo ra không gian làm việc hấp dẫn hơn ở các nhà máy, chẳng hạn mở rộng các vách ngăn, trang bị nhiều cửa kính hơn, cung cấp nhiều ánh sáng hơn, phát những bản nhạc hay để tạo ra một kiểu môi trường của Apple”.

Có thể bạn quan tâm