Nhân viên Amazon tiếp tục đình công, kiên quyết chưa trở lại làm việc

Một số nhân viên của Amazon đã công bố kế hoạch đình công vào tuần tới vì thất vọng với các chính sách quay trở lại văn phòng của công ty cùng một số vấn đề khác…

Kế hoạch đình công đang được tổ chức bởi một nhóm nhân viên công lý khí hậu và một nhóm đấu tranh để được làm việc từ xa của Amazon, một dấu hiệu cho thấy căng thẳng đang gia tăng bên trong nội bộ "gã khổng lồ" thương mại điện tử sau nhiều đợt sa thải. 

Người lao động tham gia đình công đưa ra hai yêu cầu chính gồm công ty thương mại điện tử phải đặt tác động với khí hậu lên hàng đầu trong quá trình ra quyết định cho hoạt động và cho phép sự linh hoạt hơn cho cách thức và địa điểm làm việc của nhân viên.

Các nhân viên Amazon lên kế hoạch rời công ty vào ngày 31/5 tới, bắt đầu vào buổi trưa. Nhóm tổ chức sự kiện này đã nói trong một cam kết nội bộ qua email rằng họ sẽ chỉ thực hiện cuộc đình công nếu có ít nhất 1.000 công nhân đồng ý tham gia.

Hành động từ các nhân viên doanh nghiệp được đưa ra sau khi Amazon, giống như các công ty Big Tech khác, bắt đầu cắt giảm hàng chục nghìn việc làm vào cuối năm ngoái trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng bất ổn. Cùng với đó, Amazon đã cho biết trong năm nay rằng họ sẽ sa thải khoảng 27.000 công nhân trong nhiều đợt cắt giảm khác. 

Đồng thời, Amazon và các công ty công nghệ khác đang cố gắng thu hút nhân viên đến văn phòng nhiều hơn. Vào tháng 2, Amazon cho biết họ yêu cầu hàng nghìn công nhân của mình phải ở văn phòng ít nhất ba ngày mỗi tuần, bắt đầu từ ngày 1/5.

Nhân viên Amazon lên kế hoạch đình công chống các chính sách trở lại văn phòng

“Tinh thần thực sự đang ở mức thấp nhất mọi thời đại”, một nhân viên công ty Amazon có trụ sở tại Los Angeles, người dự định tham gia cuộc đình công vào tuần tới cho biết.

“Tôi nghĩ rằng hy vọng từ cuộc đình công này thực sự gửi một thông điệp rõ ràng tới lãnh đạo rằng chúng tôi đang mong đợi hành động thực sự từ họ về một số vấn đề, với luận điểm là chúng ta cần đưa ra quyết định dài hạn tốt hơn để có lợi không chỉ cho nhân viên mà cả cộng đồng mà chúng tôi phục vụ”.

Họ nói tổ chức đang tập trung nỗ lực đình công trực tiếp tại trụ sở chính của công ty ở Seattle nhưng cũng đã tạo ra một cách để các nhân viên có thể làm điều này trực tuyến nhằm cho phép tất cả nhân viên Amazon đều được tham gia.

Một trong những nhóm nội bộ dẫn đầu cuộc biểu tình vào tuần tới được mệnh danh là Nhân viên Amazon vì Công lý Khí hậu (AECJ). Họ đã tổ chức các cuộc biểu tình chỉ trích công ty vì không hành động đối với biến đổi khí hậu vào năm 2019.

Nhóm đã viết trên Twitter rằng: “Amazon phải bắt kịp với một thế giới đang thay đổi. Để xây dựng một nơi làm việc đa dạng, đẳng cấp thế giới, chúng ta cần có các kế hoạch thực sự để giải quyết tác động của khí hậu và các lựa chọn làm việc linh hoạt".

Cam kết khí hậu của Amazon được ký vào năm 2019 hưa hẹn rằng công ty đạt được lượng khí thải carbon bằng không vào năm 2040 và một số mục tiêu khí hậu khác. Nhưng AECJ đã coi cam kết là cường điệu và yêu cầu một kế hoạch chống biến đổi khí hậu thực sự.

Amazon cho biết họ đã đạt được tiến bộ trong đáp ứng các mục tiêu của mình, bao gồm cả việc sử dụng hàng nghìn phương tiện giao hàng chạy bằng điện và tiếp tục đầu tư vào các giải pháp mới và đã được khoa học chứng minh để giảm lượng khí thải carbon. Amazon cũng cho biết họ có mục tiêu cung cấp năng lượng cho 100% hoạt động của công ty bằng năng lượng tái tạo vào năm 2030 và hiện hy vọng sẽ đạt được mục tiêu đó vào năm 2025.

Đáp lại những lo ngại của nhân viên, Rob Munoz, phát ngôn viên của Amazon, tuyên bố rằng công ty đã có một vài tuần tuyệt vời với nhiều nhân viên trở lại văn phòng: "Có một năng lượng tốt trong khuôn viên và ở các trung tâm đô thị như Seattle, nơi chúng tôi có sự hiện diện lớn. Chúng tôi đã nghe điều này từ rất nhiều nhân viên và các doanh nghiệp xung quanh văn phòng của chúng tôi. Vì nó liên quan đến các chủ đề cụ thể mà nhóm nhân viên này đang đề ra, nên chúng tôi đã giải thích suy nghĩ của mình trên các diễn đàn khác nhau trong vài tháng qua và sẽ tiếp tục làm như vậy".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…