Kỳ vọng doanh nhân 2018: Ông Nguyễn Đăng Quang – Tỷ phú USD “mới nhất” của Việt Nam

Danh hiệu này của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan mới được Tạp chí Bloomberg công bố giữa tháng 1/2018.
Kỳ vọng doanh nhân 2018: Ông Nguyễn Đăng Quang – Tỷ phú USD “mới nhất” của Việt Nam

Sự tăng trưởng ngoạn mục của cổ phiếu Masan đã giúp ông Quang sở hữu khối tài sản ước tính lên đến 1,2 tỷ USD. Tạp chí này cũng đặt cho ông một cái tên mới: “Tỷ phú nước mắm”.

Bằng cách “dạy người Nga ăn mỳ gói và tương ớt”, “đánh thị trường bằng nỗi sợ hãi của người tiêu dùng”, ông Nguyễn Đăng Quang đưa Masan Food khuynh đảo cả 3 thị trường nước tương, nước mắm và mì ăn liền.

Với “sự nhạy cảm khủng hoảng”, ông Nguyễn Đăng Quang đã giúp các sản phẩm của Masan tạo hiệu ứng tốt với người tiêu dùng từ nước tương Tam Thái Tử (với tuyên bố trao thưởng 1 tỷ đồng cho ai tìm thấy chất 3-MCPD đã giúp Masan thắng lớn khi 80% thị phần thời điểm đó) cho đến hàng loạt các slogan “nước nắm không cặn” hỗ trợ Nam Ngư và Chinsu, “mì khoai tây không nóng” hỗ trợ Omachi hay “hạt nêm không bột ngọt”… Tự tạo ra khủng hoảng và tự xử lý nỗi sợ hãi của khách hàng chính là cách mà ông Quang giúp doanh thu của Masan tăng lên từng ngày.

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông 2017 của Masan Consumer, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết, mỗi người Việt đang trả 2 USD/tháng cho sản phẩm của Masan và mục tiêu đến năm 2020 sẽ là 10 USD/tháng.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…