Lo ngại về khủng hoảng kinh tế, Fitch Ratings cân nhắc lại xếp hạng A+ của Trung Quốc

Fitch Ratings có thể xem xét lại xếp hạng tín dụng A+ của Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nếu tình trạng nợ doanh nghiệp trở nên tồi tệ hơn…

Trụ sở chính của cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tại New York, Mỹ
Trụ sở chính của cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tại New York, Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Bloomberg TV, giám đốc điều hành James McCormack, người đứng đầu toàn cầu về xếp hạng tín dụng quốc gia tại Fitch Ratings cho biết, mặc dù mức nợ chính phủ hiện tại của Trung Quốc có thể chấp nhận được, nhưng bất kỳ sự suy giảm nào trong điều kiện nợ doanh nghiệp đều có thể gây rủi ro, đặc biệt nếu chính phủ mở rộng bảng cân đối kế toán để hỗ trợ.

“Nếu một số khoản nợ tiềm tàng trong các lĩnh vực như doanh nghiệp phi tài chính và ngân hàng trở thành nợ thực đối với chính phủ (khi chính phủ mở rộng bảng cân đối kế toán để hỗ trợ nền kinh tế)… thì chúng tôi có thể phải suy nghĩ lại về xếp hạng tín dụng của Trung Quốc. Bởi tỷ lệ nợ-trên-GDP vẫn còn hơi cao đối với tín dụng hạng A”, ông McCormack chia sẻ.

Tuy nhiên, ông James McCormack nói rằng, cho đến nay có rất ít bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc có kế hoạch mở rộng bảng cân đối kế toán của mình đến mức hỗ trợ chính sách đó. Fitch Ratings cũng không kỳ vọng một động thái như vậy từ Bắc Kinh trong thời gian tới.

Ông McCormack lưu ý thêm rằng nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở mức cao, ước tính ở mức 60% tổng sản phẩm quốc nội.

Nhận xét của ông James McCormack được đưa ra trong bối cảnh có dấu hiệu khủng hoảng nợ đang hình thành trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, khi Country Garden Holdings - công ty bất động sản lớn nhất của nước này - báo cáo một khoản lỗ lớn trong nửa đầu năm nay và đình chỉ giao dịch 11 trái phiếu nước ngoài do những khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ.

Country Garden Holdings cũng đã lỡ một số khoản thanh toán vào đầu tháng này, làm dấy lên lo ngại về sự lây lan rộng hơn trên thị trường nợ Trung Quốc, xuất phát từ một khả năng vỡ nợ.

Trong khi Bắc Kinh nói rằng các tranh cãi liên quan đến Country Garden cũng chỉ là nhất thời, thì ông James McCormack của Fitch Ratings nhận xét lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đang trải qua một sự thay đổi về cấu trúc.

“Chính phủ đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bất động sản và không có khả năng mở rộng chính sách hỗ trợ rộng rãi hơn cho lĩnh vực này”, ông McCormack nhấn mạnh.

Lĩnh vực bất động sản chiếm 1/4 nền kinh tế Trung Quốc và là động lực kinh tế lớn nhất của đất nước.

Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực bất động sản đang dần nguội lạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đã chậm lại đáng kể trong quý 2 năm 2023. Tăng trưởng được dự đoán sẽ vẫn chịu áp lực lớn khi nền kinh tế phải đối mặt với những trở ngại liên tục do doanh số bán hàng chậm lại và đầu tư tư nhân suy giảm.

Fitch Ratings gần đây đã hạ xếp hạng chủ quyền của Mỹ từ AAA xuống AA+, viện dẫn những lo ngại gia tăng về chi tiêu tài chính và sự gián đoạn trong hoạch định chính sách do xung đột dai dẳng giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?