Theo dữ liệu từ Dealogic, tính để ngày 30/3, khối lượng mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2023 đã giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 575,1 tỷ USD. Đây cũng là mức thấp nhất của quý 1 kể từ năm 2012 đến nay.
Các chủ ngân hàng đầu tư và luật sư cho biết cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu ở Hoa Kỳ trong tháng này đã làm sôi động thị trường và khiến nhiều giao dịch phải dừng lại. Ngân hàng Silicon Valley đã bắt đầu chuỗi sụp đổ ngân hàng Hoa Kỳ và khủng hoảng cũng đã lan sang châu Âu với việc chính phủ Thụy Sĩ dàn xếp bán Credit Suisse cho UBS.
Anu Aiyengar, người đứng đầu bộ phận M&A toàn cầu tại JPMorgan Chase & Co, cho biết: "Quý đầu tiên có mức độ biến động và không chắc chắn cao, nhiều hơn dự kiến trong cả năm. Và điều đó có tác động khiến một số thông báo bị hoãn lại".
Khối lượng M&A giảm 44% xuống còn 282,7 tỷ USD ở Hoa Kỳ và sụt 70% xuống còn 81,87 tỷ USD ở châu Âu. Khối lượng giao dịch ở Châu Á Thái Bình Dương cũng giảm 29% xuống còn 176,1 tỷ USD.
"Có một thị trường tài chính hoạt động tốt là yếu tố quan trọng đối với M&A. Sự biến động của thị trường rõ ràng là một thách thức và ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch trong quý", Brian Haufrect, đồng giám đốc M&A khu vực Châu Mỹ tại Goldman Sachs Group cho biết.
Trong khi đó, ông Daniel Wolf, đối tác tại công ty luật đa quốc gia Kirkland & Ellis nói: "Nếu môi trường tài trợ nợ tiêu cực này tiếp tục trong một vài năm, mọi người có thể hối hận vì đã cổ phần hóa quá mức ngay từ đầu”.
Trong trường hợp không có nguồn vốn vay, các công ty cổ phần tư nhân buộc phải viết tấm séc vốn chủ sở hữu lớn hơn cho các giao dịch của họ.
Tổng số giao dịch trị giá hơn 10 tỷ USD đã giảm đáng kể so với năm ngoái, do nhu cầu về các mối quan hệ chiến lược lớn đã biến mất trong bối cảnh môi trường chống độc quyền khó khăn hơn và bất ổn kinh tế vĩ mô.
Cùng với đó, ông Damien Zoubek, đồng giám đốc M&A Hoa Kỳ tại Freshfields Bruckhaus Deringer cho biết: “Quý đầu tiên diễn ra theo cách chúng tôi nghĩ, ngoại trừ cuộc khủng hoảng ngân hàng, mà đó lại là điều chúng ta đặc biệt không mong muốn xảy ra”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn giữ quan điểm lạc quan về thị trường. Ông Adam Emmerich, một đối tác của công ty luật Wachtell, Lipton, Rosen & Katz, cho rằng: "Những người mua có vốn tốt có thể vay tiền để thực hiện các giao dịch. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp phải tình trạng đóng băng thị trường trong tương lai".
Kevin Brunner, đồng trưởng bộ phận M&A toàn cầu tại Bank of America, đồng tình với đánh giá của ông Adam. Ông chỉ ra một số công ty lớn đang lợi dụng việc định giá thấp để tung ra các cuộc đấu thầu bắt buộc (đề nghị mua cổ phiếu của một công ty với giá cao hơn nhiều giá trị thị trường của nó) hoặc sáp nhập thù địch.
“Sẽ có một số cơ hội để nhu cầu M&A bị dồn nén này được hưởng lợi từ sự biến động thấp hơn và triển vọng rõ ràng hơn về tương lai chúng ta đang hướng tới”, ông Brunner nói.
Việc định giá thị trường giảm sút cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khởi động các cuộc chiến ủy nhiệm mới. Các nhà giao dịch dự đoán khối lượng M&A sẽ tăng từ các chiến dịch này trong quý tới.
Tuy nhiên, Jim Langston, đồng giám đốc M&A Hoa Kỳ tại Cleary Gottlieb Steen & Hamilton LLP, cho rằng có thể phải mất một thời gian trước khi mô trường trở nên thuận lợi cho việc thực hiện các thương vụ trở lại.
Ông Langston cho biết: “Áp lực lạm phát không giảm nhanh như mọi người mong đợi; vẫn còn rất nhiều căng thẳng địa chính trị và theo nhiều cách, sự gián đoạn trên thị trường tài chính đang gia tăng”.