Lợi nhuận SCG giảm trong quý 2/2019 và nửa đầu năm 2019

Doanh thu bán hàng của SCG trong quý 2/2019 đạt 80.453 tỉ đồng (3,453 tỉ USD), giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu trong nửa đầu năm 2019 cũng bị giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận SCG giảm trong quý 2/2019 và nửa đầu năm 2019

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG 

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG vừa công bố kết quả kinh doanh trước kiểm toán của tập đoàn trong Quý 2/2109. Trong đó, Doanh thu bán hàng đạt 80.453 tỉ đồng (3,453 tỉ USD), giảm 9% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá hoá chất giảm và sụt giảm 3% so với quý trước, do sự đi xuống ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn. Lợi nhuận quý này (chưa có khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp) giảm xuống 6.695 tỉ đồng (287 triệu USD), giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái và 22% so với quý trước do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại lên lợi nhuận hoá chất và thất thoát hàng hoá với giá trị 848 tỉ đồng (36 triệu USD). Nếu tính cả khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp 1.500 tỉ đồng (64 triệu USD), lợi nhuận của SCG trong quý đạt 5.195 tỉ đồng (223 triệu USD).

Doanh thu bán hàng của SCG trong nửa đầu năm 2019 giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 162.489 tỉ đồng (7,005 tỉ USD), chủ yếu do giá hoá chất giảm. Lợi nhuận trong kỳ (chưa tính các khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp), giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 15.217 tỉ đồng (656 triệu USD), do lợi nhuận ngành hoá chất suy giảm trước bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, ngành Xi măng – Vật liệu Xây dựng của tập đoàn lại đạt doanh số cao hơn nhờ sự hồi phục của thị trường xây dựng khu vực. Nếu tính cả khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp, lợi nhuận trong kỳ của SCG đạt 13.724 tỉ đồng (592 triệu USD)

SCG trong khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), doanh thu bán hàng quý 2/2019 giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 20.660 tỉ đồng (887 triệu USD), chiếm 25% tổng doanh thu bán hàng của tập đoàn. Doanh thu này đã bao gồm doanh thu bán hàng từ các công ty thành viên tại mỗi nước ASEAN và nhập khẩu từ Thái Lan.

Cho đến ngày 30/6/2019, tổng tài sản của SCG đạt mức 468.985 tỉ đồng (20,125 tỉ USD), trong đó tổng tài sản của SCG tại ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) đạt mức 157.052 tỉ đồng (6,739 tỉ USD), chiếm 33% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

SCG khai trương Phòng thí nghiệm Vật liệu Cao cấp (Advanced Materials Laboratory) tại Oxford (Anh Quốc) 

Tại Việt Nam, dựa trên báo cáo Quý 2/2019, SCG tại Việt Nam sở hữu giá trị tài sản lên tới 55.753 tỉ đồng (2,392 tỉ USD). Tổng doanh thu bán hàng quý 2/2019 đạt 7.897 tỉ đồng (339 triệu USD), bao gồm doanh thu bán hàng từ các công ty thành viên tại Việt Nam và doanh số nhập khẩu từ Thái Lan, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Nửa đầu năm 2019, thị trường Việt Nam báo cáo doanh số bán hàng đạt 14.654 tỉ đồng (632 triệu USD), tương đương với cùng kỳ năm trước.

Ông Roongrote cho biết: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ bối cảnh chiến tranh thương mại, suy giảm kinh tế toàn cầu, điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp trong quý 2/2019 cũng như thất thoát hàng hoá, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của quý 2 và nửa đầu năm 2019, đặc biệt trong ngành hoá chất, SCG vẫn sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất các sản phẩm và dịch vụ HVA, đồng thời đưa mô hình kinh tế tuần hoàn vào các hoạt động của tập đoàn, nhằm mang đến các giải pháp toàn diện cho khách hàng. Tập đoàn cũng tập trung đẩy nhanh các dự án đầu tư nhằm mang lại giá trị kinh doanh theo đúng mục tiêu đề ra. Với hai chiến lược chủ đạo này, SCG sẽ có thể tăng khả năng phục hồi từ những biến động kinh tế toàn cầu, cùng cách quản lý tập trung vào tăng trưởng dài hạn và ổn định”.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...