Moscow yêu cầu Google ngừng phát tán các mối đe dọa chống lại người Nga trên YouTube

Cơ quan quản lý của Nga kêu gọi Alphabet Inc ngừng phát tán những điều được cho là đe doạ đến người dân Nga trên nền tảng Youtube.
Moscow yêu cầu Google ngừng phát tán các mối đe dọa chống lại người Nga trên YouTube

Cơ quan quản lý Roskomnadzor cho biết một số quảng cáo trên Youtube đã kêu gọi đình chỉ hệ thống liên lạc của mạng lưới đường sắt của Nga và Belarus và việc Alphabet Inc cho phép chúng được chia sẻ rộng rĩa là bằng chứng về quan điểm chống Nga của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

"Các hành động từ phía quản lý của YouTube có tính chất khủng bố và đe dọa tính mạng cũng như sức khỏe của công dân Nga", cơ quan quản lý này cho biết.

"Roskomnadzor kiên quyết phản đối các chiến dịch quảng cáo như vậy và yêu cầu Google ngừng phát các video chống Nga càng sớm càng tốt."

Đại diện của Google tại Nga đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua email. Đại diện của Google bên ngoài Nga cũng vậy. 

Đây là vấn đề phát sinh mới nhất trong bối cảnh căng thẳng leo thang mạnh mẽ giữa Moscow và các công ty công nghệ nước ngoài về vấn đề Ukraine. 

YouTube, đã chặn các phương tiện truyền thông do nhà nước Nga tài trợ trên toàn cầu, đang chịu áp lực nặng nề từ cơ quan quản lý truyền thông và các chính trị gia của Nga.

Trước đó, “bực tức” vì Meta Platforms đã cho phép người dùng mạng xã hội ở Ukraine đăng những thông điệp chống lại Nga, Moscow đã chặn Instagram trong tuần này, đồng thời cắt nguồn truy cập Facebook. 

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...