Một công ty chip Đài Loan xây dựng nhà máy chip bán dẫn 5,3 tỷ USD tại Nhật Bản

Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Powerchip của Đài Loan và tập đoàn tài chính SBI Holdings công bố khoản đầu tư trị giá 5,3 tỷ USD để thúc đẩy ngành bán dẫn tại Nhật Bản...

Thiết bị chip bán dẫn
Thiết bị chip bán dẫn

Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Powerchip của Đài Loan (PSMC) và tập đoàn tài chính Nhật Bản SBI Holdings đã chọn một địa điểm ở miền bắc Nhật Bản để xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 800 tỷ yên (5,3 tỷ USD).

Giai đoạn đầu tiên của dự án ở tỉnh Miyagi phía bắc thủ đô Tokyo sẽ cần khoản đầu tư 420 tỷ yên. Các công ty cho biết PSMC và SBI Holdings sẽ thanh toán một nửa chi phí của xưởng đúc, phần còn lại đến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các khoản vay ngân hàng và trợ cấp của chính phủ.

Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa và dự án mới nhất, lớn nhất này nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ trong thời gian tới.

Động thái này được tăng cường khi Mỹ tiếp tục mở rộng các hạn chế xuất khẩu đối với các chất bán dẫn và công cụ quan trọng sang Trung Quốc và một số quốc gia. Đồng thời, hầu hết các cường quốc kinh tế đều đang cố gắng thúc đẩy khả năng sản xuất bán dẫn trong nước, vốn là một vật liệu quan trọng cần thiết trong các thiết bị điện tử từ điện thoại thông minh cho đến ô tô.

Nhà máy của PSMC và SBI sẽ sản xuất chất bán dẫn ở các loại 28 nanomet, 40 nanomet và 55 nanomet. Chúng không phải là những con chip tiên tiến được sử dụng trong điện thoại thông minh nhưng lại là chìa khóa cho các ứng dụng ô tô. Nhật Bản là quê hương của một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới như Toyota và Honda.

Các công ty không tiết lộ thông tin về tiến độ xây dựng và thời điểm nhà máy sẽ đi vào hoạt động, nhưng cho biết những chi tiết đó sẽ có khi chúng trở nên cụ thể hơn.

Nhật Bản đang cố gắng nhân đôi nỗ lực trong lĩnh vực của chuỗi cung ứng chất bán dẫn mà họ có thế mạnh trong quá khứ. Chính phủ nước này đã cung cấp trợ cấp cho các công ty để thành lập cơ sở sản xuất nội địa.

Nhà sản xuất chip nhớ Micron của Mỹ hồi tháng 5 tuyên bố sẽ đầu tư tới 500 tỷ yên vào Nhật Bản trong vài năm tới, bao gồm cả vào sản xuất.

Vào tháng 6, một quỹ được chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn đã đề xuất mua lại gã khổng lồ vật liệu bán dẫn JSR với giá 903,9 tỷ yên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?