Mỹ "bật đèn xanh" vụ sáp nhập tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới

Dow Chemical và DuPont, hai "đại gia" hóa chất Mỹ, đã vượt qua rào cản lớn cuối cùng trong tiến trình sáp nhập tạo nên tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới với tổng giá trị ước tính 150 tỷ USD.
Mỹ "bật đèn xanh" vụ sáp nhập tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới

Thông báo ngày 15/6 của Dow Chemical và DuPont cho biết các quan chức chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đã phê chuẩn thỏa thuận sáp nhập, song không yêu cầu hai tập đoàn này tái bố trí tài sản theo đề xuất của Liên minh châu Âu (EU).

Sau khi chính thức hợp nhất vào tháng Tám tới, tập đoàn mới mang tên DowDuPont sẽ chia làm ba công ty chuyên biệt các lĩnh vực khác nhau, bao gồm nông nghiệp, hóa chất đặc biệt và vật liệu.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Dow, ông Andrew Liveris, nhận định với quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ, Dow và DuPont đã đạt được "bước tiến đáng kể" trong việc hợp nhất hai tập đoàn hóa chất khổng lồ.

Trước đó, hồi tháng Ba vừa qua, EU đã thông qua thỏa thuận sáp nhập Dow và DuPont, được công bố hồi tháng 12/2015.

Dow Chemical, công ty dẫn đầu ngành công nghiệp hóa chất Mỹ, trong khi DuPont có lịch sử hơn 200 năm tuổi, bắt đầu với ngành sản xuất thuốc súng và hiện hãng chuyên sản xuất các sản phẩm hóa chất cho các ngành công nghiệp, như hóa dầu, dược phẩm, thực phẩm và xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...