Mỹ di tản các phi công Afghanistan ở Uzbekistan, Taliban thu 6,5 triệu USD tại nhà phó tổng thống Saleh

Theo nguồn tin của The Wall Street Journal, Mỹ đã đạt được thỏa thuận chuyển một nhóm phi công Afghanistan đã bay vào Uzbekistan cùng với gia đình của các phi công này đến một căn cứ quân sự của Mỹ.

Sau khi Taliban lên nắm quyền, trong hai ngày 14 và 15/8, 22 máy bay chiến đấu và 24 trực thăng quân sự Afghanistan, mang theo 585 quân nhân đã xâm nhập trái phép vào không phận của Uzbekistan, theo ảnh vệ tinh chụp sân bay Uzbek Termez.

Các máy bay quân sự Afghanistan ở sân bay Uzbekistan.
Các máy bay quân sự Afghanistan ở sân bay Uzbekistan.

Dự kiến, 585 phi công Afghanistan, thành viên phi hành đoàn và thân nhân của họ sẽ được chuyển đến căn cứ quân sự của Mỹ ở Doha (thủ đô của Qatar), sau đó sẽ đến các quốc gia khác.

Không rõ có phi công nào sẽ chuyển đến Mỹ hay không. Cũng không rõ phía Mỹ sẽ giải quyết hàng chục máy bay Afghanistan ở Uzbekistan như thế nào.

Taliban đã cố gắng tìm giải pháp dẫn độ các phi công về nước. Đại diện của Taliban, Suheil Shaheen, trước đó đã kêu gọi các phi công Afghanistan về phục vụ do tình trạng thiếu phi công chuyên nghiệp.

Một tình huống thú vị khác, truyền thông mạng xã hội chia sẽ các video, ghi lại cảnh các tay súng Taliban tìm thấy một lượng lớn tiền mặt trong nhà của cựu Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh.

Đại diện Taliban đã xác nhận thông tin này, tuyên bố tìm thấy một lượng tiền lớn trong nhà của ông Saleh. Trong đó có khoảng 6,5 triệu USD tiền mặt và 15 cây vàng.

Các tay súng Taliban tuyên bố thu giữ 6,5 triệu USD và 15 cây vàng của phó tổng thống Afghanistan.

Phó tổng thống Amrullah Saleh đã đến vùng Panjshir và tham gia lực lượng kháng chiến của Ahmad Massoud, tuyên bố giữ chức tổng thống sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát Kabul và Tổng thống Ashraf Ghani chạy khỏi Afghanistan.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...