Mỹ gia tăng áp lực lên Trung Quốc, bán 4 UAV MQ-9 SeaGuardian cho Đài Loan

Reuters cho biết, thỏa thuận bán 4 máy bay không người lái (UAV) MQ-9 SeaGuardian cho Đài Loan vượt qua rào cản quan trọng của Quốc hội Mỹ và đang ở giai đoạn phê duyệt cuối cùng, có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

Thỏa thuận trị giá 600 triệu USD sẽ là thương vụ đầu tiên kể từ khi chính quyền tổng thống Donald Trump nới lỏng chính sách của Mỹ về xuất khẩu công nghệ UAV tinh vi và được bảo vệ chặt chẽ.

Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục đưa ra 4 thỏa thuận bán thiết bị quân sự tinh vi khác cho Đài Loan với tổng giá trị khoảng 5 tỷ USD, khi chính phủ Mỹ gia tăng áp lực lên Trung Quốc - quốc gia đang khiến thế giới quan ngại sâu sắc về ý đồ với Đài Bắc khi quốc đảo này thực hiện chính sách ly khai đòi độc lập.

Việc bán bốn UAV SeaGuardians do công ty General Atomics thực hiện, sẽ bao gồm cả các trạm điều hành, thông tin liên lạc trên mặt đất và quy trình đào tạo khai thác sử dụng, UAV cũng được trang bị các thiết bị giám sát, trinh sát tình báo hiện đại.

UAV MQ-9-SeaGuardian

Những UAV MQ-9 SeaGuardian hiện không còn nằm trong sự điều chỉnh của Cơ chế Kiểm soát  Công nghệ Tên lửa (MTCR).

Đây là UAV tình báo, giám sát có thể bay với tốc độ dưới 800 km/h (500 dặm/ giờ), được nâng cấp cả phần cứng và phần mềm, bao gồm cải thiện cấu trúc chống mỏi khung sườn, tăng cường sức bền vật liệu, phần mềm điều khiển bay công suất lớn hơn và những cải tiến cho phép hoạt động trong thời tiết phức tạp, bao gồm cả điều kiện băng giá. UAV được thiết kế để tăng khả năng sống còn sau các cuộc tấn công của chim trời và sét.

Công ty General Atomics Aeronautical Systems, Inc. (GA-ASI) đã phát triển phiên bản loại Máy bay Điều khiển từ xa Predator® B (RPA), đáp ứng những tiêu chuẩn của NATO (STANAG-4671), hợp tác với Cục hàng không Liên bang Mỹ FAA để có được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn bay trong nước và trên thế giới.

Công ty sử dụng cả phiên bản Predator® B RPA và Trạm điều khiển Mặt đất đã được chứng nhận (CGCS) là điểm bắt đầu cho dự án MQ-9 SeaGuardian, đồng thời phối hợp với FAA xác định và thực hiện những thay đổi cần thiết để đạt được hệ thống “Có thể chứng nhận” “Type-Certifiable”.

Không quân Hoàng gia Anh là lực lượng nước ngoài đầu tiên nhập SkyGuardian, được gọi là PROTECTOR theo chương trình mua sắm của quân đôi Anh để thay thế cho các UAV Reaper.

Biến thể hàng hải của công ty General Atomics Aeronautical Systems, Inc. (GA-ASI) MQ-9B, SeaGuardian có thể được cấu hình với giải pháp cross-domain để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ tình báo, trinh sát và giám sát hàng hải như: Tác chiến chống tàu mặt mặt (ASuW), Tác chiến chống ngầm (ASW), HA / DR - Hỗ trợ nhân đạo / Cứu trợ thảm họa, Tìm kiếm và Cứu nạn (SAR), Thực thi pháp luật (Ngăn chặn buôn bán ma túy, nhập cư bất hợp pháp, cướp biển), OMSI - Sáng kiến An ninh Hàng hải Đại dương) và Khả năng chống thủy lôi từ trên không đang được phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...