Mỹ - Nhật choáng với vụ phóng 4 tên lửa Bulava của tàu ngầm nguyên tử Nga

Tạp chí Popular Mechanics Mỹ gọi vụ phóng bốn tên lửa đạn đạo Bulava từ tàu ngầm nguyên tử Nga Vladimir Monomakh là phần đầu kịch bản kết thúc của nền văn minh nhân loại. "Thật tốt khi đó chỉ là một cuộc thử nghiệm" - tờ báo viết.

Tên lửa đã bay qua gần như qua toàn bộ nước Nga, từ vùng nước phía bắc Nhật Bản đến địa danh gần Phần Lan, tạp chí cho biết. Tác giả bài viết nhấn mạnh rằng tên lửa Bulava phóng từ Biển Okhotsk có thể tiếp cận phần lớn lãnh thổ Mỹ ở phía tây sông Mississippi, nếu phóng từ Biển Trắng sẽ tới lãnh thổ Mỹ ở phía đông con sông này.

Sự kiện diễn ra ngày 12/12, tàu ngầm nguyên tử chiến lược Vladimir Monomakh phóng thử nghiệm liên tiếp bốn tên lửa đạn đạo Bulava trong trạng thái lặn ngầm.

Cuộc thử nghiệm phóng loạt tên lửa chiến lược được thực hiện từ Biển Okhotsk tấn công các mục tiêu giả định trên thao trường Chizha thuộc vùng Arkhangelsk. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin, phạm vi phóng vượt quá 5,5 nghìn km, tất cả các đầu đạn tên lửa đến khu vực mục tiêu quy định thành công.

Cuộc thử nghiệm đã gây náo động nhỏ ra tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ trên lãnh thổ Liên bang Đức.

Theo CNN, các vệ tinh do thám của Mỹ ghi lại chùm ảnh hồng ngoại phóng tên lửa. Ngay sau đó, thông tin đã đến đài chỉ huy của căn cứ không quân Mỹ ở Đức. Thông tin về vụ phóng tên lửa được thông báo qua hệ thống truyền thông báo động và trên máy tính. Tất cả đều bị choáng và trong thời gian ngắn chờ đợi mệnh lệnh chuyển trang thái sẵn sàng chiến đấu.

Theo thông báo của căn cứ, được đăng tải trên tài khoản Face Book, sở chỉ huy căn cứ nhận được thông báo một vụ phóng tên lửa đang diễn ra trên chiến trường châu Âu. Tiếp sau đó là thông báo từ cấp trên về một vụ phóng tên lửa thử nghiệm, đã được thông tin cho Lầu Năm Góc.

Nhật Bản cũng xôn xao về vụ phóng 4 tên lửa liên lục địa Bulava từ tàu ngầm chiến lược Vladimir Monomakh trên Biển Okhotsk. Tất cả các hãng tin lớn của nhà nước và địa phương đều đưa tin về vụ phóng tên lửa này.

Các phương tiện truyền thông đặc biệt lưu ý đến khoảng cách gần giữa khu vực phóng với Nhật Bản. Các bình luận viên quân sự nhận thấy đây là "thông điệp" cứng rắn của Nga không chỉ đối với Mỹ, mà còn với Nhật Bản. Những người theo trường phái cứng rắn khẳng định: đây là một thách thức đối với Nhật Bản, cần phải tăng cường liên minh quân sự với Mỹ trong lĩnh vực phòng thủ chiến lược và phát triển các hệ thống phản kích phối hợp Mỹ - Nhật.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?