Mỹ trừng phạt hàng loạt công dân và công ty Nga

Ngày 21/8, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, công ty và tàu của Nga vì có liên quan tới các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên cũng như các hoạt động trên không gian mạng.
Mỹ trừng phạt hàng loạt công dân và công ty Nga

Ngày 21/8, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào 2 cá nhân, 3 công ty và 6 tàu mang cờ Nga, bị Mỹ nghi ngờ có liên quan tới các lệnh trừng phạt Triều Tiên và các hoạt động trên không gian mạng của Nga. Ngoài ra một công ty của Slovakia cũng nằm trong danh sách trừng phạt lần này của Mỹ.

Trong khi đó, giới chức Mỹ cũng quyết định trừng phạt hai công dân Nga vì hỗ trợ Divetechnoservices lách đòn trừng phạt của Mỹ. Hai người này được xác định danh tính là Marina Igorevna Tsareva và Anton Aleksandrovich Nagibin - hai nhân viên của Divetechnoservices.

Trước đó, Divetechnoservice, công ty chuyên sản xuất thiết bị lặn, từng bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt hồi tháng 6 vì cung cấp các thiết bị dưới nước và các hệ thống lặn cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).

Trong đợt trừng phạt lần này, Bộ Tài chính Mỹ cũng nhắm mục tiêu tới một số công ty vận tải và tàu của Nga bị nghi ngờ vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên liên quan tới chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Liên quan tới các lệnh trừng phạt của Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các động thái của Washington thực chất chỉ nhằm thúc đẩy chính sách chống Nga.

Kể từ tháng 1/2017, chính quyền Trump đã trừng phạt 217 cá nhân và tổ chức có liên quan tới Nga, trong đó có các tập đoàn dầu khí và năng lượng cũng như lãnh đạo các ngân hàng nhà nước và công ty năng lượng lớn của Nga, thậm chí cả các cộng sự thân tín của Tổng thống Vladimir Putin. Trước đó, Nga cũng từng là mục tiêu trừng phạt của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama với cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...