Ngân hàng Úc Westpac Bank đối mặt với cáo buộc vi phạm rửa tiền

Ngân hàng Úc Westpac Bank đã vướng phải các cáo buộc liên quan đến quy tắc chống rửa tiền.
Ngân hàng Úc Westpac Bank đối mặt với cáo buộc vi phạm rửa tiền

Ngân hàng Westpac Bank của Úc đã phải đối mặt với cáo buộc 23 triệu lần vi phạm các quy tắc chống rửa tiền và cho phép thanh toán từ các quốc gia “có nguy cơ rửa tiền cao” và tội phạm buôn bán trẻ em.

Cơ quan giám sát tội phạm hành chính (AUSTRAC) cho biết trong hồ sơ toà án, ngân hàng lớn thứ hai nước Úc này đã vi phạm nghiêm trọng đến luật chống rửa tiền. AUSTRAC đang theo đuổi khoản án phạt lên tới 14 triệu USD đối với mỗi giao dịch không theo dõi đầy đủ hoặc không báo cáo đúng hạn của Westpac. 

Cổ phiếu của Westpac đã sụt giảm 2,2% trên thị trường chứng khoán. 

Các khoản thanh toán Westpac tạo điều kiện thông qua mà không có sự giám sát đã diễn ra từ năm 2013 đến cuối 2018, AUSTRAC lưu ý trong hồ sơ toà án. 

Cũng theo hồ sơ cho biết, Westpac duy trì mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài mà không đánh giá mối quan hệ kinh doanh, sản phẩm, khách hàng hay thanh toán của họ; ngay cả khi những ngân hàng này có liên hệ tới những quốc gia có “rủi ro cao” hoặc bị trừng phạt như Iran, Lebanon, Ukraine, Zimbabwe và Cộng hoà Dân chủ Congo. “Westpac đã cho phép những quốc gia có rủi ro rửa tiền cao hoặc bị trừng phạt có thể truy cập được vào hệ thống thanh toán của Úc,” AUSTRAC nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng đã biết từ năm 2013 về rủi ro “buôn bán trẻ em tăng cao tại Philippines và Đông Nam Á”, nhưng không thiết lập một hệ thống phát hiện tự động cho đến tận 2018. Một khách hàng của Westpac đã nhận án tù vì tội buôn bán, khai thác trẻ em. “Ngân hàng đã phát hiện ra một số hoạt động đáng ngờ trong tài khoản nhưng lại không xem xét kĩ mà vẫn tiếp tục gửi các khoản thanh toán, giao dịch tới Philippines thông qua nhiều kênh không theo dõi thích hợp,” hồ sơ của AUSTRAC ghi rõ. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...