Nguyễn Tử Quảng: Bphone là khát vọng để có một ngành sản xuất smartphone do người Việt làm chủ

Sau nửa tháng ra mắt Bphone2, CEO của Tập đoàn Bkav đã có những chia sẻ về quá trình cho ra đời thương hiệu "điện thoại thông minh" mang tên Việt Nam cũng như bày tỏ quyết tâm và một khát khao lớn về
Nguyễn Tử Quảng: Bphone là khát vọng để có một ngành sản xuất smartphone do người Việt làm chủ

Từ Bphone 1 đến Bphone 2: Muốn là một Samsung, Apple của Việt Nam

Trong buổi chia sẻ với báo chí vừa qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Tử Quảng đã bày tỏ rất nhiều vấn đề xung quanh quá trình sản xuất Bphone.

Dù được khẳng định là "chất" nhưng giá của Bphone lại khá "chát", khó thuyết phục được người dùng mua máy. Trước vấn đề này, CEO Nguyễn Tử Quảng vẫn tiếp tục khẳng định, Bphone 2017 có mức giá đúng với thị trường, không quá cao, mà hết sức thực tế. Vị CEO của Bkav cũng tiết lộ đang bù lỗ trên mỗi chiếc Bphone 2017 bán ra thị trường.

CEO Nguyễn Tử Quảng chia sẻ: “Tôi gặp rất nhiều người và nhiều người đều đặt câu hỏi như vậy? Sao không bán ra sản phẩm giá vừa phải mà định vị ở phân khúc cao cấp. Lựa chọn con đường khó khăn, gian nan và khó đạt được thành công”.

CEO này cũng chia sẻ, đã có rất nhiều người bày tỏ mong muốn Việt Nam có một Apple hay một Samsung cho riêng mình. Đó cũng chính là lý do khiến Nguyễn Tử Quảng tạo ra một Bphone thuộc phân khúc cận cao cấp.

Bphone ở phân khúc cận cao cấp để khẳng định vị thế và qua đó khẳng định người Việt có thể tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn", Nguyễn Tử Quảng nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về quãng thời gian ra mắt Bphone 1, Nguyễn Tử Quảng cho biết đã chịu nhiều áp lực, thậm chí là hơn cả thế.

“Sau khi ra mắt Bphone 2015, Bkav tiếp nhận tất cả những phản hồi của người dùng. Tôi đọc tất cả các bình luận từ diễn dàn, từ báo chí và tôi nói thật tôi stress nặng hơn 1 năm với những bình luận, thậm chí là bầm dập. Do đó không có lý do nào mà tôi không đắn đo và đưa ra quyết định rõ ràng về chiến lược Bphone mới”. Ông Quảng nói.

"Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến khách hàng đã sử dụng Bphone 1.

CEO Nguyễn Tử Quảng


Ông Nguyễn Tử Quảng thừa nhận, BKAV chỉ bán được 3.000 chiếc Bphone vào năm 2015 nhưng con số 10.000 đơn hàng từng công bố là thông tin có thật. "Vì Bphone liên lục lỡ hẹn và phải hơn 2 tháng sau mới đến tay khách nên nhiều người đã hủy đơn hàng", Nguyễn Tử Quảng khẳng định.

Điều duy nhất khiến CEO BKAV cùng đội ngũ của mình trụ vững tới ngày hôm nay đó là khát vọng - trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, tương tự cách Samsung, Apple đã làm.

BKAV không "ăn mày" tinh thần dân tộc!

Chia sẻ về việc sử dụng smartphone thương hiệu Việt, ông Quảng cho biết, ngay từ đầu BKAV không hề đặt nặng vấn đề người Việt phải dùng hàng Việt, hay ép người tiêu dùng phải chạy theo khẩu hiệu này nhưng bản thân ông luôn mong muốn như vậy. 

Ông Quảng bộc bạch, 8 năm tham gia vào lĩnh vực smartphone, tiêu tốn 500 tỷ đồng là một quãng đường dài. Nhưng bản thân ông, cũng như đội ngũ của mình chưa bao giờ ngại khó, mà coi đó là sứ mệnh phải hoàn thành.

"Về năng lực sản xuất, chúng tôi không ngán bất kỳ ai. Samsung hay Apple làm được thì chúng tôi cũng làm được. Tôi coi những khó khăn ở Việt Nam là tất yếu khách quan cần phải vượt qua. Việt Nam có thể có một thương hiệu tầm cỡ như Apple, Samsung trong 10 năm nữa", ông Quảng tuyên bố. 

Việc đặt Bphone 2017 ở phân khúc cận cao cấp vì Bphone là khát vọng của Bkav để Việt Nam có một ngành sản xuất smartphone do người Việt làm chủ và cao hơn nữa là Bkav trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Chọn phân khúc cận cao cấp để chinh phục người Việt Nam để họ tin Bkav làm thật và có thể làm được. Và sau đó, Bphone sẽ mở rộng ra các phân khúc khác là tầm trung và cao cấp như phiên bản Bphone 2017 Gold. Phiên bản Bphone tầm trung sẽ được Bkav ra mắt trong thời gian tới.

Nói tiếp, CEO Quảng cho biết với năng lực hiện nay, sau nhiều năm nghiên cứu và tập trung vào mảng smartphone, Bkav tự tin có thể tạo ra những sản phẩm giá rẻ để đáp ứng nhu cầu người dùng. Việc làm này chắc chắn sẽ có doanh số ngay như các thương hiệu Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là sự thành công tạm thời và Bkav sẽ bị gắn chặt với tên thương hiệu giá rẻ. Đồng thời, chiến lược này khi đưa ra thị trường sẽ dễ khiến cho nhiều người nghĩ rằng năng lực của Bkav kém hơn và khó thoát khỏi cái bóng đó.

Do đó, việc lựa chọn định vị ở phân khúc này đó là một chiến lược dài hạn. “Bphone là một khát vọng của Bkav, đó là để Việt Nam có ngành sản xuất do người Việt làm chủ. Bkav muốn là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành sản xuất điện thoại. Đó là khát vọng là tầm nhìn của Bkav”. CEO Bkav nhấn mạnh.

"Chỉ khi người tiêu dùng Việt Nam tin chúng tôi, thì BKAV mới làm được. Còn sau này, khi đã chinh phục được người tiêu dùng rồi, Bphone sẽ mở rộng sang nhiều phân khúc khác. Tôi muốn mọi người cầm nó thay vì điện thoại iPhone, Samsung",  CEO này nhấn mạnh.

>> Bphone 2: Giá 9.789.000, kỳ vọng bán 3.000 chiếc tháng ra mắt

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…