Nhà đầu tư kỳ cựu chỉ ra cơ hội kiếm tiền giữa lúc 1 siêu bong bóng thị trường có thể sắp nổ tung

Nhà đầu tư kỳ cựu Jeremy Grantham khẳng định có một siêu bong bóng đã ở trong giai đoạn cuối và thế giới sẽ khó tránh khỏi 1 cú sụp đổ lịch sử...
Nhà đầu tư kỳ cựu chỉ ra cơ hội kiếm tiền giữa lúc 1 siêu bong bóng thị trường có thể sắp nổ tung

Tờ YahooNews đưa tin, nhà đầu tư nổi tiếng Jeremy Grantham - đồng sáng lập của quỹ quản lý tài sản GMO LLC cho rằng hiện chúng ta đang ở trong một bong bóng giá tài sản khổng lồ. Bong bóng ấy chắc chắn sẽ vỡ trong tương lai gần, dù cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trì hoãn kịch bản tồi tệ này thêm vài tháng.

Ông Grantham nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở trong 1 siêu bong bóng rất phức tạp. Ngay trước đợt bùng nổ vừa qua của thị trường chứng khoán, quả bong bóng ấy đã bắt đầu xì hơi theo cách thường thấy”.

Trên thực tế, kể từ tháng 1 năm ngoái, ông Grantham đã đưa ra nhận định về siêu bong bóng bao phủ mọi loại tài sản từ cổ phiếu, hàng hóa cho đến bất động sản. Đến tháng 9, ông khẳng định bong bóng đã ở trong giai đoạn cuối và thế giới sẽ khó tránh khỏi 1 cú sụp đổ lịch sử.

Ông Grantham nổi tiếng đã dự đoán đúng về bong bóng dot-com năm 2000 cũng như bong bóng nhà đất tại Mỹ năm 2008. Theo ông, cơn sốt AI sẽ giúp thị trường tăng điểm thêm vài quý nữa. Tuy nhiên ông cảnh báo điều đó không thể ngăn cản siêu bong bóng vỡ tung. Năm ngoái, ông dự báo S&P 500 sẽ chạm đáy ở mức dưới 2.500 điểm, tức giảm 44% so với mức hiện tại.

Dẫu vậy, dù kết thúc năm 2022, chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm sâu. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023 đến nay, 2 chỉ số này đã tăng lần lượt 16% và 32%.

Lý do lớn nhất khiến thị trường hồi phục mạnh đến vậy là do cơn sốt AI khiến một loạt cổ phiếu công nghệ tăng giá. Điển hình nhất là cổ phiếu của nhà sản xuất chip Nvidia đã tăng 190%. Cổ phiếu Microsoft cũng tăng hơn 40%, lên mức cao kỷ lục một phần bởi ông lớn phần mềm này đã đầu tư hàng tỷ USD vào Open AI, công ty đứng sau chatbot gây sốt ChatGPT.

Các công ty khác có liên quan đến AI như Tesla và Meta cũng có cổ phiếu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm.

nhà đầu tư
Nhà đầu tư kỳ cựu Jeremy Grantham

Các đối tác của công ty cho biết nguyên lý cốt lõi của phương pháp đầu tư của GMO là xác định mục tiêu đang bị định giá thị trường sai và sau đó đặt cược giá của một tài sản cuối cùng sẽ khớp với giá trị cơ bản của nó. Họ đầu tư dựa trên lợi nhuận dự kiến trong khoảng thời gian bảy năm, độ dài mà họ ước tính là chu kỳ thị trường trung bình.

"Chúng tôi, và khách hàng của chúng tôi, sẽ không làm được điều đó trong dài hạn nếu chúng tôi mất quá nhiều trong ngắn hạn", người đứng đầu bộ phận phân bổ tài sản của GMO là Ben Inker nói.

Khoảng 20% quỹ phân bổ tài sản hàng đầu của GMO được đầu tư theo chiến lược đặt cược chống lại, hoặc bán khống, các cổ phiếu tăng trưởng đắt nhất trong khi đồng thời mua cổ phiếu có giá trị sâu. Với những cổ phiếu đắt nhất giao dịch ở một số mức đắt nhất trong nhiều thập kỷ, đó là một "cơ hội tuyệt vời, thế hệ để kiếm tiền" khi thị trường đảo chiều, theo như ông Inker nhận định. Định giá hiện tại cho thấy cổ phiếu giá trị sẽ vượt trội so với tăng trưởng 50% trong những năm tới, ông nói thêm.

Nếu như dự đoán của ông Grantham trở thành sự thật, GMO sẽ thắng lớn. Quỹ này đang đặt cược chống lại vài cổ phiếu tăng trưởng đã tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua, đồng thời tăng mua vào các cổ phiếu siêu giá trị mà quỹ dự đoán sẽ tỏa sáng trong những năm sắp tới.

Ngoài ra GMO cũng đặt cược vào bất động sản thương mại – lĩnh vực vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi xu hướng làm việc từ xa, lãi suất tăng và làn sóng các ngân hàng thắt chặt cho vay.

"Suốt một thời gian dài, các nhà đầu tư có thu nhập cố định phàn nàn rằng họ không có gì để làm", Joe Auth, nhà điều hành một số quỹ của GMO với tư cách là người đứng đầu danh mục đầu tư thu nhập cố định phát triển và trước đây được quản lý cho quỹ tài trợ của Đại học Harvard cho biết. "Mọi thứ đều được định giá lên mặt trăng khi lãi suất gần bằng không. Đây là thời điểm tốt để đầu tư", ông nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…