Cổ phiếu công nghệ "bốc hơi" 7,4 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng một năm

Nasdaq đã giảm mạnh so với mức cao nhất mọi thời đại của một năm trước, khi tình trạng sa thải, lạm phát và lãi suất tăng làm rung chuyển ngành công nghệ toàn cầu.
cổ phiếu công nghệ

Vào thời điểm này năm 2021, Nasdaq Composite đạt đỉnh, tăng gấp đôi kể từ những ngày đầu của đại dịch. Thị trường chứng kiến một năm với lượng IPO kỷ lục, “bùng nổ” tuyển dụng nhân tài công nghệ và các nhà đầu tư mừng rỡ với các lựa chọn cổ phiếu công nghệ sáng suốt. Mười hai tháng sau, bức tranh đã thay đổi đáng kể. 

Không một doanh nghiệp nào trong số 15 công ty công nghệ giá trị nhất của Hoa Kỳ tạo ra lợi nhuận dương vào năm 2022. Microsoft đã giảm khoảng 700 tỷ USD vốn hóa thị trường, trong khi Meta đối mặt với mức giảm hơn 70% so với cột mốc cao nhất của công ty, bay sạch hơn 600 tỷ USD giá trị trong năm nay.

Tổng cộng, các nhà đầu tư công nghệ đã mất đi khoảng 7,4 nghìn tỷ USD, dựa trên mức giảm trong 12 tháng của Nasdaq.

Lạm phát và tăng lãi suất đã cản trở khả năng tiếp cận vốn dễ dàng, các công ty trong toàn ngành cắt giảm chi phí, đóng băng tuyển dụng mới và sa thải nhân sự. Những nhân viên nhận phần lớn tiền thù lao dưới dạng quyền chọn mua cổ phiếu hiện đang “khóc than" và chỉ có thể hy vọng vào sự phục hồi trong tương lai.

Các đợt IPO năm nay chậm lại sau hai năm 2020 và 2021 nổi bật. Những “đứa con cưng” của thị trường tư nhân từng huy động được hàng tỷ USD trong các đợt chào bán công khai, nay chứng kiến ​​​​mức định giá giảm sút rõ rệt. 

Trong khi đó, một số giám đốc điều hành công nghệ đã phải thừa nhận sai lầm của họ. 

Một năm tồi tệ của Meta

2022 đáng lẽ ra là một năm đầy lạc quan của Meta. Trước khi đổi tên vào cuối năm 2021, Facebook đã liên tục mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận cao, vượt qua các ước tính và tăng trưởng lợi nhuận với tốc độ lịch sử.

Ngay cả trong bối cảnh thế giới dần mở cửa trở lại và những cáo buộc vi phạm quyền riêng tư, cổ phiếu Facebook vẫn tăng hơn 20% vào năm ngoái. Nhưng nhà sáng lập Mark Zuckerberg đã không nhìn vào tương lai theo cách mà các nhà đầu tư muốn. Cam kết chi hàng tỷ USD mỗi năm cho metaverse đã khiến Phố Wall bối rối. 

Với việc cổ phiếu đến nay đã giảm 2/3 và công ty đang đứng trước nguy cơ sụt giảm doanh thu trong quý thứ ba liên tiếp, Meta cho biết vào đầu tháng này rằng họ sẽ sa thải 13% lực lượng lao động, tương đương 11.000 nhân viên, đợt cắt giảm quy mô lớn đầu tiên từ trước đến nay.

“Tôi đã sai và tôi chịu trách nhiệm về điều đó,” CEO Mark Zuckerberg thừa nhận. 

“Cơn sốt” SPAC

SPAC - những công ty mua lại có mục đích đặc biệt, hay còn được gọi là công ty séc trắng - nổi lên như một hình thức IPO tiết kiệm thời gian và đặc biệt có lợi cho các công ty khởi nghiệp vào năm 2020 và 2021. Các ngân hàng đầu tư háo hức bảo lãnh phát hành cho họ và các nhà đầu tư nhảy vào với các nguồn vốn mới.

Nhưng trong năm nay, chỉ số SPAC của CNBC Post - theo dõi hiệu suất của cổ phiếu SPAC sau khi ra mắt - đã giảm hơn 70% kể từ khi được sáng lập và giảm khoảng 2/3 trong năm qua. Nhiều SPAC không còn thấy được mục tiêu và đã trả lại tiền cho các nhà đầu tư. Chamath Palihapitiya, từng được mệnh danh là ông vua SPAC, đã chấm dứt hai thương vụ vào tháng trước sau khi không tìm được mục tiêu sáp nhập phù hợp và trả lại 1,6 tỷ USD cho các nhà đầu tư.

Con đường phía trước

Ngay cả với cuộc khủng hoảng tiền điện tử, quyết định cắt giảm nhân sự sâu và tình trạng hỗn loạn chung của thị trường, không phải “bầu trời công nghệ” đều bị nhấn chìm bởi mây mù. 

Những điểm sáng mới nhất phải kể đến Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Joe Biden và Đạo luật Khoa học và Chips hứa hẹn sẽ mang đến các khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ quan trọng trong năm tới.

Bất chấp những khó khăn vĩ mô, tất cả chúng ta đều kỳ vọng về một năm 2023 lạc quan hơn,” David Golden, đối tác quản lý tại Revolution Ventures ở San Francisco, nhận xét. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…