Nhà hàng Nhật Bản ở Trung Quốc lo sợ phá sản khi Fukushima xả thải

Các nhà hàng Nhật Bản tại Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi thiếu hụt khách hàng và nguồn cung trước kế hoạch của Nhật Bản đổ ra biển nước đã xử lý phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima...

Một gian hàng hải sản Nhật tại siêu thị Trung Quốc
Một gian hàng hải sản Nhật tại siêu thị Trung Quốc

Kể từ khi Trung Quốc tăng cường kiểm tra hàng hóa thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản do lo ngại về phóng xạ, hầu hết các nhà hàng đồ Nhật tại Trung Quốc gặp khó khăn và lo lắng về tương lai của họ.

Các nhà hàng phục vụ món sushi cao cấp đã phải vật lộn trong nhiều năm do những hạn chế vì đại dịch Covid- 19. Giờ đây, nhà hàng này lại phải đối đầu với thử thách mới, đó là sự sụt giảm đến 90% số lượng khách hàng kể từ giữa tháng 7 đến nay, cùng với đó là thực trạng khó khăn trong việc nhập khẩu hải sản Nhật Bản.

download (1).jpg
Việc thiếu khách hàng và nguồn cung cùng sự kiểm duyệt nghiêm ngặt hải sản đã khiến các chủ cửa hàng đồ Nhật tại Trung Quốc lo lắng

Chủ nhà hàng Nhật Bản, ông Kazuyuki Tanioka (49 tuổi) chia sẻ: "Điều khó khăn nhất đối với chúng tôi bây giờ là chúng tôi không thể mua bất kỳ loại hải sản nào của Nhật Bản vì phải mất quá nhiều thời gian để thông quan Trung Quốc do vấn đề xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển. Không thể nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm thật sự là một tình huống bức tử cửa hàng của chúng tôi".

Được biết, thời gian chờ đợi tại các cảng của Trung Quốc để thông quan có thể mất tới 3 tuần. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản lớn nhất. Ngay sau khi sóng thần và trận động đất năm 2011 tàn phá nhà máy Fukushima No.1, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm và nông sản từ năm tỉnh Nhật Bản. Trung Quốc sau đó đã mở rộng lệnh cấm, hiện nay bao gồm 10 tỉnh trên tổng số 47 tỉnh của Nhật Bản. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Nhật Bản.

Các hạn chế nhập khẩu mới nhất được áp dụng trong tháng này sau khi cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận kế hoạch xả nước đã được xử lý của Nhật Bản.

Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ hành động này bởi Chính phủ Trung Quốc cho rằng việc xả nước này đe dọa đến đời sống biển và sức khỏe của con người. Kể từ đó, việc nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản đã gần như ngừng hoạt động. Các kiểm tra nghiêm ngặt hơn tại Trung Quốc đã làm tăng đáng kể thời gian chờ xét duyệt tại cửa khẩu. Các cảnh báo kịch liệt đã khiến khách hàng tránh xa thực phẩm biển của Nhật Bản. Trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện nhiều bài viết và hashtag cho rằng thực phẩm Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ và nên bị tẩy chay.

Với kế hoạch xả nước từ Fukushima sắp bắt đầu trong vài tuần tới, một số chủ nhà hàng Nhật Bản nói họ đang thay đổi thực đơn và tìm nguồn nguyên liệu từ những nơi khác để tồn tại. "Mối quan tâm ngay lúc này của chúng tôi là tìm nguồn cung cấp hải sản trong nước Trung Quốc hoặc tìm nguồn từ những nhà cung cấp nước ngoài khác. Nếu những nỗ lực này thành công, có khả năng chúng tôi có thể tiếp tục kinh doanh trong tương lai và ngược lại, chúng tôi có thể phá sản", ông Kazuyuki Tanioka nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…