Amazon dừng chương trình từ thiện để... cắt giảm chi phí

Amazon có kế hoạch hủy bỏ chương trình từ thiện khi CEO Andy Jassy tiến hành đánh giá sâu rộng về chi phí của công ty.
từ thiện

Amazon có kế hoạch huỷ bỏ chương trình quyên góp từ thiện AmazonSmile, như một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí sâu rộng của công ty.

Thông qua AmazonSmile, công ty thương mại điện tử đã trao tặng một tỷ lệ phần trăm các giao dịch mua hàng đủ điều kiện cho tổ chức từ thiện do người mua lựa chọn. Amazon cho biết họ đã quyên góp khoảng 500 triệu USD cho các tổ chức từ thiện kể từ khi chương trình ra mắt vào năm 2013.

Amazon hiện có kế hoạch kết thúc AmazonSmile trước ngày 20/2, công ty cho biết trong một thông báo gửi tới khách hàng được đăng trên trang web của mình. “Sau gần một thập kỷ, chương trình đã không phát triển để tạo ra tác động như chúng tôi mong đợi ban đầu. Với rất nhiều tổ chức đủ điều kiện - hơn 1 triệu tổ chức trên toàn cầu - thì các khoản đóng góp của chúng tôi thường bị chia ra quá nhỏ”. Amazon tiết lộ, khoản quyên góp trung bình cho các tổ chức từ thiện là dưới 230 USD. 

Tuy nhiên bên cạnh đó, Amazon sẽ tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực có thể “tạo ra thay đổi có ý nghĩa”, chẳng hạn như hỗ trợ cứu trợ thiên tai, sáng kiến nhà ở giá rẻ và các chương trình hỗ trợ cộng đồng.

Động thái huỷ bỏ AmazonSmile diễn ra khi Giám đốc điều hành Andy Jassy bắt tay vào đánh giá sâu rộng các chi phí của công ty trong bối cảnh triển vọng kinh tế xấu đi và tăng trưởng chậm lại ở bộ phận bán lẻ.

Amazon đã bắt đầu đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử của mình và đóng băng việc tuyển dụng. Và bởi vì CEO Jassy đã triển khai một số biện pháp nhằm kiềm chế chi phí, công ty đã tạm dừng việc mở rộng kho hàng và đóng cửa một số dự án thử nghiệm như dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa và một thiết bị gọi điện video … kỳ quặc dành cho trẻ em.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…