Nhiều coin giảm mạnh, nhà đầu tư hoang mang

Bên cạnh đồng Ripple lao dốc, giá Bitcoin còn có lúc giảm tới 17%, còn 14.820 USD, trong khi đó đồng Cardano và Litecoin cùng giảm tới 16%.
Nhiều coin giảm mạnh, nhà đầu tư hoang mang

Theo CNBC, ripple giảm giá 12,6% trên sàn giao dịch Bitstamp. Trang coinmarketcap cho thấy giá ripple, đồng tiền từng tăng mạnh liên tiếp trong những ngày vừa qua, hạ gần 30%. Dù vậy, mức giảm mạnh trên thế giới có thể là do giá cả thiếu ổn định trên các sàn giao dịch tại Hàn Quốc.

Trong ngày 8/1 theo giờ Mỹ, giá Bitcoin có lúc giảm tới 17%, còn 14.820 USD, mức giảm mạnh nhất trong 2 tuần.

Cùng với Bitcoin, toàn bộ 9 đồng khác trong top 10 đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất xét trên mức vốn hóa thị trường cũng bị giới đầu tư bán tháo, giảm giá ít nhất 10% mỗi đồng - theo dữ liệu từ Coinmarketcap.com. Trong đó, đồng Cardano và Litecoin cùng giảm tới 16%.

Lúc gần 9h ngày 9/1 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin trên Coinmarketcap.com đứng gần 15.300 USD, giảm hơn 6,2% trong 24 tiếng. Đồng Ethereum giảm gần 3%, trong khi Ripple giảm gần 25%, Bitcoin Cash giảm gần 13%.

Tháng trước, cơ quan chức năng của Hàn Quốc nói sẽ chỉ cho phép giao dịch tiền ảo diễn ra một cách có kiểm soát trên các sàn giao dịch đủ tiêu chuẩn. Seoul cũng tuyên bố sẽ cân nhắc đánh thuế tài sản gia tăng đối với giao dịch tiền ảo nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ tiền ảo đang diễn ra mạnh mẽ ở Hàn Quốc.

Theo Bloomberg, nhu cầu tiền ảo ở Hàn Quốc lớn đến mức có thể khiến giá một số loại tiền ảo bị bóp méo. Giá đồng Ripple đã có lúc tăng lên mức 4 USD trên một số sàn giao dịch ở Hàn Quốc, trong khi chỉ có giá 2,5 USD ở các quốc gia khác.

Việc Coinmarketcap.com loại Hàn Quốc khỏi dữ liệu giá của trang này đã góp phần khiến giá đồng Ripple có lúc giảm tới 31% vào đêm 8/1.

Tuy vậy, một số nhà phân tích vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng của tiền ảo. Ông Naeem Aslam, phụ trách phân tích thị trường thuộc công ty TF Global Markets ở London, cho rằng sự tăng cường giám sát sẽ khiến giá tiền ảo giảm trong ngắn hạn, nhưng sẽ là một yếu tố tích cực đối với các đồng tiền kỹ thuật số trong dài hạn.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...