Trong khi hầu hết các ngân hàng trung ương sẽ thông báo cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi họ mua vàng để bổ sung dự trữ ngoại hối, có một số ngân hàng trung ương khác lại bí mật hơn. Rất ít tổ chức có đủ năng lực để thực hiện đợt mua vàng dự trữ vào quý III và làm dịu bớt áp lực bán ra từ các nhà đầu tư vàngmiếng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Ross Norman, Giám đốc điều hành của Metals Daily cho biết: “Với lượng bán ra lớn như vậy, tôi hơi ngạc nhiên khi vàng không hề yếu đi. Nhưng tôi cho rằng, bây giờ chúng ta đã có câu trả lời của mình”.
WGC đã sử dụng dữ liệu từ công ty tư vấn Metals Focus Ltd. để đưa ra các ước tính của mình. Ngoài ra, WGC cũng dựa trên sự kết hợp của dữ liệu công khai, thống kê thương mại và nghiên cứu thực địa để cung cấp số liệu về nhu cầu từ các lĩnh vực khác nhau của thị trường vàng.
Mặc dù rất khó để xác định những “con cá voi” trên thị trường vàng, nhưng chỉ một số ngân hàng trung ương có khả năng mua như vậy.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiếm khi tiết lộ ngân hàng trung ương của họ đang mua bao nhiêu vàng. Vào năm 2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tiết lộ mức tăng gần 600 tấn trong dự trữ vàng thỏi sau 6 năm im lặng, và điều này đã gây sốc cho các nhà quan sát thị trường.
Trung Quốc đã không báo cáo bất kỳ sự thay đổi nào trong lượng vàng tích trữ kể từ năm 2019 và điều này đã làm dấy lên suy đoán rằng họ có thể đã mua vàng trong thời gian vừa qua.
Dữ liệu thương mại cho thấy Trung Quốc đã thu mua được một lượng lớn vàng thỏi. Trung Quốc đã nhập khẩu 902 tấn vàng trong năm nay, vượt qua tổng số của năm ngoái.
Đối với Trung Quốc, nhu cầu tìm kiếm một giải pháp thay thế cho đồng đô la là điều hiếm khi. Tuy nhiên, căng thẳng với Mỹ đã gia tăng cao sau các biện pháp chống lại các công ty bán dẫn của nước này, trong khi xung đột Nga-Ukraine đã chứng tỏ Washington sẵn sàng trừng phạt dự trữ của ngân hàng trung ương.
Nga
Nga là quốc gia khai thác vàng lớn thứ hai thế giới và thường sản xuất hơn 300 tấn vàng mỗi năm. Trước tháng 2/2022, Nga đã xuất khẩu kim loại sang các trung tâm thương mại như London và New York, cũng như các quốc gia ở châu Á.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, vàng của Nga không còn được chào đón ở phương Tây, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ không muốn nhập khẩu số lượng lớn. Điều đó làm tăng khả năng ngân hàng trung ương Nga có thể tham gia để mua những nguồn cung đó, nhưng tổng dự trữ ngoại hối của Nga (bao gồm cả vàng) đã giảm trong năm nay.
Dự trữ đồng đô la và euro của Nga đã bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt, khiến việc bổ sung vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với ngân hàng trung ương. Hơn nữa, Nga không tách riêng lượng vàng nắm giữ.
Trong quá khứ, Nga đã là một quốc gia mua vàng khổng lồ và từng dành 6 năm tích lũy vàng trước khi dừng lại do đại dịch bùng phát. Vào tháng 2/2022, Nga cho biết họ sẵn sàng mua vàng với một mức giá nhất định, nhưng Phó Thống đốc Alexei Zabotkin tháng trước cho biết, việc mua vàng không còn thực tế nữa vì chúng sẽ đẩy cung tiền và lạm phát lên cao.
Chỉ một số ít quốc gia được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm nay, trong đó không thể bỏ qua các nước xuất khẩu dầu ở Vùng Vịnh. Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait đều gặt hái được nhiều thành công, và một số đang đổ tiền vào các tài sản nước ngoài thông qua các quỹ tài sản có chủ quyền.
Họ có thể đã tìm đến vàng để đa dạng hóa. Ả Rập Xê Út là quốc gia có kho vàng lớn nhất ở các quốc gia Ả Rập, nhưng nước này cũng đã không báo cáo thay đổi về lượng vàng nắm giữ kể từ năm 2010.
Ngân hàng trung ương của Ấn Độ đã mua nhiều vàng trước đây và từng mua 200 tấn vàng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào năm 2009. Kể từ đó, ngân hàng trung ương nước này có xu hướng mua nhiều vàng hơn, đồng thời cung cấp thông tin cập nhật kịp thời cho thị trường.
Tuy nhiên, Ấn Độ có thể đã tránh vung tiền vào vàng trong năm nay do có thể gây áp lực lên đồng nội tệ. Điều đó càng trở nên trầm trọng hơn do nhập khẩu kim loại quý mạnh mẽ cho lĩnh vực tiêu dùng trong những tháng gần đây.