Những điều cần làm sau khi bị chó cắn để ngăn ngừa nguy cơ bệnh dại

Trong thời gian gần đây, liên tiếp các trường hợp bị chó cắn và tử vong do bệnh dại xảy ra. Điều này như một hồi chuông cảnh báo nhắc nhở mọi người cần thận trọng khi tiếp xúc với chó dữ…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những điều cần làm sau khi bị chó cắn để ngăn ngừa nguy cơ bệnh dại

Theo thống kê từ Cục Thú y, từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều ổ dịch bệnh dại được ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành. Hàng chục người đã bị chó dại cắn và đã có 21 người tử vong.

Được biết, bệnh dại được gây ra bởi virus dại (Lyssavirus), chủ yếu được truyền từ động vật sang người thông qua tiếp xúc với nước bọt hoặc máu của động vật nhiễm virus.

Nếu virus dại đã lan đến não thì tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện, chưa có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị bệnh dại.

Tuy nhiên, bệnh dại vẫn có thể chữa được nếu được xử lý sớm. Dưới đây là những điều cần phải làm sau khi bị chó, mèo cắn để có thể đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh dại.

Xử lý vết thương

Việc làm sạch vết thương làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và làm trôi bớt một lượng virus dại (nếu có). Các bước xử lý vết thương như sau:

2-67821-8302.jpg

Bước 1: Xối vết thương dưới vòi nước trong từ 10 – 15 phút. Có thể rửa với xà phòng để làm sạch tốt hơn.

Bước 2: Sát khuẩn với dung dịch cồn 70 độ hoặc những thuốc có hiệu quả tương tự (nếu có).

Bước 3: Với những vết thương sâu, chảy nhiều máu thì việc cần thiết nhất là cầm máu để hạn chế nguy cơ mất máu quá nhiều.

Bước 4: Đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương đúng cách.

Theo dõi động vật

Trường hợp này chỉ áp dụng với những động vật nuôi đã từng tiêm vắc xin dại và có thể theo dõi hằng ngày.

cho-co-dep-700.png

Nếu trong vòng 10 ngày, động vật cắn không có triệu chứng dại, không tử vong bất thường thì bệnh nhân có thể yên tâm.

Nhưng, nếu động vật chưa được tiêm vắc xin phòng dại hoặc động vật có xuất hiện các triệu chứng như chảy nước dãi nhiều, hung dữ hơn, sủa nhiều… thì người bệnh cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ virus dại lây lan.

Tiêm vắc xin phòng dại

Việc tiêm vắc xin cần được thực hiện càng sớm càng tốt để làm chậm sự lan tỏa của virus dại lên hệ thần kinh trung ương.

Các bác sĩ cho biết, trường hợp bị chó cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi của động vật nghi ngờ mắc bệnh dại thì cần phải tiêm phòng trong vòng 7 ngày.

Tiêm huyết thanh kháng dại

Đây được cho là biện pháp điều trị dự phòng bệnh dại hiệu quả, có tác dụng tạo hệ miễn dịch thụ động làm chậm tự lan tỏa của virus dại cho tới khi vắc xin phòng dại phát huy tác dụng.

sc-3637.png

Huyết thanh kháng dại được chỉ định sử dụng trong ngày đầu tiên sau khi bị động vật cắn/ cào và phát huy tác dụng trong 24h sau tiêm.

Với những trường hợp không kịp sử dụng huyết thanh trong ngày đầu tiên, người bệnh có thể được tiêm huyết thanh sau 7 ngày khi tiêm mũi đầu tiên của vắc – xin phòng dại.

Gần đây, các vụ chó dại cắn người đã xảy ra liên tiếp khiến cho người dân hoang mang.

Ngày 7, 8 và 10/3 ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã xảy ra 2 vụ chó cắn 6 người. Qua xét nghiệm, 2 con chó trên đều dương tính với virus bệnh dại.

Ngày 9/3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho hay, từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn đã ghi nhận 4 ổ dịch chó dại.

Ngày 11/3, tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, một con chó chạy rông bất ngờ lao vào tấn công 7 người tại khu vực này. Con chó này được nghi là bị mắc bệnh dại.

Hiện, trung tâm kiểm soát bệnh tật cùng Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tại một số tỉnh, thành đã thực hiện các công tác chỉ đạo nhằm phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Có thể bạn quan tâm