Nợ trái phiếu đến hạn vẫn lớn, bất động sản chiếm hơn 100 nghìn tỷ đồng

Áp lực trả nợ đối với các nhà phát hành là doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và 2025 là khá lớn, đặc biệt là đối với các trái phiếu chậm trả gốc/lãi có thời hạn đáo hạn gốc vào năm 2022 và 2023 và được cơ cấu tối đa 2 năm theo Nghị định 08/2023...

Nợ trái phiếu đến hạn vẫn lớn, bất động sản chiếm hơn 100 nghìn tỷ đồng

FiinRatings vừa công bố Báo cáo cập nhật thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 4/2024 với nhiều số liệu quan trọng. Theo FiinRatings, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 4/2024 ghi nhận giá trị phát hành lớn nhất từ đầu năm. Tính đến ngày 2/5/2024, trong tháng 4 thị trường đón nhận 13 đợt phát hành mới với tổng giá trị đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng 29,1% so với tháng trước và tương đương 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh nhóm ngành Bất động sản vẫn chiếm ưu thế, các ngân hàng cũng tăng mạnh hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu. 2 ngành này chiếm lần lượt 56% và 43% tổng giá trị phát hành trong tháng 4.

Nguồn: FiinRatings

Nguồn: FiinRatings

Các lô trái phiếu có giá trị phát hành lớn bao gồm: Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) phát hành 2 lô trái phiếu tổng giá trị 4 nghìn tỷ đồng, có kỳ hạn 2 năm và lãi suất 12,5%; Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) phát hành 1 lô trái phiếu giá trị 2 nghìn tỷ đồng, có kỳ hạn 2 năm và lãi suất 12%; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (mã chứng khoán: TCB) phát hành 1 lô trái phiếu với tổng giá trị đạt 3 nghìn tỷ VND, có kỳ hạn 3 năm và lãi suất 3,7%.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (mã chứng khoán: MSB) phát hành 2 lô trái phiếu với tổng giá trị đạt 2,8 nghìn tỷ VND, có kỳ hạn 3 năm và lãi suất 3,9%; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (mã chứng khoán: MBB) phát hành 6 lô trái phiếu với tổng giá trị đạt 2 nghìn tỷ VND, đều có kỳ hạn trên 5 năm và lãi suất từ 6,2% đến 6,8%.

Các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong bối cảnh thanh khoản thị trường có dấu hiệu giảm dư thừa, thể hiện ở lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã nhảy vọt lên mức trên 4% trong tháng 4. Đây là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hút thanh khoản qua kênh nghiệp vụ thị trường mở (OMO) thời gian vừa qua; đồng thời huy động tiền gửi từ dân cư của các tổ chức tín dụng cũng giảm tốc trong quý 1/2024, ghi nhận mức giảm 0,76% so với cuối năm 2023 (số liệu của Tổng cục thống kê).

Các ngân hàng cũng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, khi quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bị siết chặt đồng thời để cân đối nguồn vốn chuẩn bị cho tăng trưởng tín dụng hồi phục trở lại trong năm nay.

anh-chup-man-hinh-2024-05-10-luc-154956-1747.png
Nguồn: FiinRatings

Hoạt động mua lại trong tháng 4 chủ yếu đến từ nhóm ngành Tổ chức tín dụng. Tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước đáo hạn đạt 10,4 nghìn tỷ VND, tăng 7,2% so với tháng 3 và tương đương 70,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, trái phiếu ngân hàng chiếm đến 95%, với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (mã chứng khoán: MBB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (mã chứng khoán: TCB) là các bên đang tăng cường thực hiện hoạt động này. Đây cũng chính là các ngân hàng đã phát hành lượng lớn trái phiếu trong tháng 4. Việc mua lại trái phiếu sẽ đáo hạn vào năm sau và phát hành trái phiếu mới giúp ngân hàng cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn, đặc biệt là vốn cấp 2 được tính vào tỷ lệ an toàn vốn (đối với ngân hàng MBB phát hành trái phiếu mới kỳ hạn 5 năm trở lên).

anh-chup-man-hinh-2024-05-10-luc-155036-1181.png
Nguồn: FiinRatings

Một số doanh nghiệp có kế hoạch phát hành trái phiếu trong thời gian tới bao gồm ngân hàng HDBank và ba doanh nghiệp trong ngành bất động sản bao gồm Vingroup, Vinhomes và Tổng công ty Đầu tư và Phát triển (mã chứng khoán: DIG).

Tuy áp lực đáo hạn và hoàn thành nghĩa vụ nợ sau khi thực hiện giãn hoãn hoặc cơ cấu vẫn còn, các doanh nghiệp vẫn đang đáp ứng đúng tiến độ. Tính đến 2/5/2024, ước lượng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn lại trong năm đạt 257,17 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, giá trị trái phiếu của nhóm ngành Bất động sản đạt 100,26 nghìn tỷ VND, chiếm gần 39% tổng khối lượng đáo hạn và tương đương 2/3 số dư vào đầu tháng 12/2023. Áp lực trả nợ đối với các nhà phát hành là doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và 2025 là khá lớn, đặc biệt là đối với các trái phiếu chậm trả gốc/lãi có thời hạn đáo hạn gốc vào năm 2022 và 2023 và được cơ cấu tối đa 2 năm theo Nghị định 08/2023.

Thách thức vẫn còn hiện hữu khi thị trường chưa hoàn toàn phục hồi và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ.

Xem thêm

“Vòng kim cô” kìm hãm sức hấp dẫn chứng khoán Việt

“Vòng kim cô” kìm hãm sức hấp dẫn chứng khoán Việt

Sức hấp dẫn của thị trường cổ phiếu Việt Nam khó có thể đem lại sự bứt phá khi gặp phải các rủi ro về lãi suất, tỷ giá và các biến động nội tại, trừ trường hợp các giải pháp giúp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện quyết liệt hơn...

Thị trường có tín hiệu giằng co, nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi nhịp điều chỉnh

Thị trường có tín hiệu giằng co, nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi nhịp điều chỉnh

Thị trường đang tiệm cận mức kháng cự quanh mốc 1.250 điểm, có tín hiệu giằng co, hụt hơi trong phiên. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư, kiên nhẫn, chờ đợi nhịp điều chỉnh trong các phiên tới để có thể giải ngân mua cổ phiếu với mức chiết khấu tốt hơn thay vì tiếp tục mua đuổi ở vùng giá cao...

Cổ phiếu hàng không và kỳ vọng cất cánh

Cổ phiếu hàng không và kỳ vọng cất cánh

Sau thời kỳ kinh doanh lao dốc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hãng hàng không đang đứng trước cơ hội phục hồi và gia tăng lợi nhuận khi thị trường nội địa và quốc tế đã phục hồi hoàn toàn…

Những ẩn số tháng 5 khiến thị trường chứng khoán không dễ “chơi”

Những ẩn số tháng 5 khiến thị trường chứng khoán không dễ “chơi”

KBSV nghiêng về kịch bản VN-Index sẽ vận động giằng co tích lũy với thanh khoản thấp trong vùng 1195 – 1265, trước khi có những nhịp breakout lên. Kịch bản còn lại, chỉ số có thể rơi vào trạng thái tiêu cực hơn, tiếp tục phá vỡ vùng đáy ngắn hạn và rơi về quanh vùng hỗ trợ mạnh quanh 1115 (+-15)...

Có thể bạn quan tâm